Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Giôna 4: "Tội Nhân Có Vui Lòng Đứng Dậy Hay Không?"


TỘI NHÂN
CÓ VUI LÒNG

ĐỨNG DẬY HAY KHÔNG?
Giôna 4


Bạn không thể làm vui lòng một số người.
Chúng ta ưa thích những kết cuộc phước hạnh và loại truyện cổ tích ghi lại những người tốt dành chiến thắng, hạng người xấu phải thua cuộc, và chàng thành niên nghèo khó kia chiếm được đôi bàn tay của người đẹp mà anh ta đã giải cứu cho. Sự thể nhắc cho tôi nhớ tới lời lẽ bất tử của Hannibal Smith, đội trưởng Đội A, là người đã nói ở cuối sứ mệnh rất thành công: “Tôi thích như thế khi dự tính thành hình”.
Vì vậy dự tính đã đạt tới chỗ trọn vẹn.
Đức Chúa Trời kêu gọi Giôna.
Giôna bỏ đi.
Đức Chúa Trời sai giông bão đến.
Giôna đi ngủ
Những gã thủy thủ ném Giôna xuống biển.
Bão dứt.
Những gã thủy thủ thờ lạy Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời sai con cá lớn đến nuốt Giôna.
Giôna ở 3 ngày 3 đêm trong bụng cá.
Và đấy là chương 1.

Rồi Giôna đi đến thành Ninive.
Ông rao ra bài giảng có 8 chữ.
Toàn thành phố ăn năn.
Đức Chúa Trời động lòng
Đây là cơn phấn hưng vĩ đại nhất trong lịch sử.
Bạn sẽ tưởng Giôna rất hạnh phúc. Nhưng không phải vậy đâu!
Bạn không thể làm vui lòng một số người.
Cơn giận sai chỗ của Giôna
“Bấy giờ Giô-na rất không đẹp lòng, và giận dữ. Người cầu nguyện Đức Giê-hô-va rằng: Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi cầu xin Ngài, ấy há chẳng phải là điều tôi đã nói khi tôi còn ở trong xứ tôi sao? Vì đó nên tôi lật đật trốn qua Ta-rê-si vậy. Bởi tôi biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn, và đổi ý không xuống tai vạ. Hỡi Đức Giê-hô-va, vậy bây giờ, tôi nài xin Ngài hãy cất lấy sự sống tôi; vì về phần tôi, chết còn hơn sống!” (Giôna 4:1-3).
Tôi thấy rất ấn tượng bởi cách dịch của bản Kinh thánh NLT ở câu 1: “Sự thay đổi mọi chương trình như thế nầy làm cho Giôna phải chao đảo, và ông tỏ ra rất giận dữ". Tôi gạch dưới sự thay đổi mọi chương trình vì đấy là chìa khóa của Giôna 4.
Thay đổi mọi chương trình như thế nào vậy?
Sự thực cho thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ chẳng còn hủy diệt thành Ninive nữa.
Thái độ của Giôna hoàn toàn rõ ràng ngay lúc ban đầu: “Lạy Chúa, con ổn thôi, bao lâu Ngài chuyển thẳng họ xuống địa ngục. Hãy kéo cần gạt, mở cửa bẫy ra, hãy làm bất cứ điều chi Ngài phải làm, chỉ cần đưa hết số người nầy thẳng xuống địa ngục”. Đấy là cách Giôna đã cảm nhận.
Sự thực cho thấy rằng Đức Chúa Trời đã tỏ ra lòng thương xót là “một tội trọng” đối với Giôna. Đấy là cách dịch cụ thể từ tiếng Hybálai nói tới “rất không hài lòng".
Khi Đức Chúa Trời tỏ ra ân điển rời rộng, đối với Giôna đó là một tội trọng.
Sau cùng, bây giờ chúng ta hiểu lý do tại sao Giôna lại chần chừ không đi đến thành Ninive ở chỗ thứ nhứt. “Bởi tôi biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn và đổi ý không xuống tại vạ" (câu 2). Đấy là phần tham khảo đến Xuất Êdíptô ký 34:6-7, một trong những câu nói tuyệt vời nhất trong Cựu Ước nói về bản tánh giàu ơn của Đức Chúa Trời.
Đây là sự trớ trêu của câu chuyện nầy. Giôna rất hài lòng với ơn thương xót khi ông tiếp nhận ơn ấy, song ông lại nổi nóng khi Đức Chúa Trời tỏ ra sự thương xót đối với thành Ninive. Một tác giả đã thốt ra lẽ thật theo cách nầy:
“Bạn có thể nói: bạn đã dựng nên Đức Chúa Trời theo ảnh tượng của bạn khi hóa ra Ngài thù ghét chính hạng người mà bạn đang thù ghét”.
Vì thế Giôna nói: “Tôi ước tôi được chết đi”. Hãy nói về một thái độ đau khổ, không tốt xem. Và đây là người của Đức Chúa Trời!
Trong bụng của con cá, ông sắp sửa gục chết và đã cầu nguyện: “Ôi Chúa ơi, xin cho con được sống”.
Giờ đây, sau sự đắc thắng cao trọng nhất của đời mình, ông xin: “Ôi Chúa, xin cho con chết đi”.
Chúng ta có thể đọc quyển sách nầy rồi hỏi: “Chúa ôi, Ngài sẽ làm gì về thành Ninive?” Nhưng câu hỏi thực lại như thế nầy: “Chúa ôi, Ngài sắp làm gì với Giôna?”
Đức Chúa Trời biết rõ cách xử lý với hạng tội nhân gian ác. Ngài cứu họ. Nhưng Ngài sẽ làm gì với các thuộc viên nhà thờ có tánh giận dữ, kiêu căng, tự mãn? Đấy là một nan đề to lớn hơn nhiều.
Đấy là điều tôi muốn nói khi tôi nói có một ít Giôna trong hết thảy chúng ta và nhiều Giôna trong hầu hết chúng ta.
Bài học khách quan của Đức Chúa Trời
Giờ đây Giôna rời thành Ninive rồi đi ra khỏi thành phố về phía Đông. Ông vẫn còn hy vọng Đức Chúa Trời sẽ sai lửa và diêm từ trời xuống tiêu diệt thành phố. Khi điều đó xảy ra, ông sẽ có chỗ ngồi hàng đầu để nhìn xem sự việc xảy ra.
Nhưng Đức Chúa Trời có những chương trình khác.
Ba việc xảy ra theo một trình tự ngắn, Đức Chúa Trời đã tạo ra hết mọi sự ấy:
Giêhôva Đức Chúa Trời đã sắm sẵn một dây dưa - câu 6.
Đức Chúa Trời đã sắm một con sâu - câu 7.
Đức Chúa Trời đã đã sắm sẵn gió cháy thổi từ phương Đông - câu 8.
Dây dưa là tốt lành vì nó cung ứng bóng mát cho Giôna. Con sâu là tồi tệ (trong mắt của Giôna) vì nó chích dây ấy đến nỗi héo. Ngọn gió đông rất là tồi tệ (trong mắt của Giôna) vì nó khiến cho ông mất đi chỗ ẩn núp.
Tuy nhiên, mọi sự nầy đều đếnLiên kết từ Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã sắm sẵn dây dưa cũng chính Ngài sai con sâu và ngọn gió Đông đến. Thắc mắc thực sự làm sôi sụt điều nầy lên: Liệu Giôna có sung sướng với Đức Chúa Trời chỉ khi Đức Chúa Trời làm cho ông được vui sướng? Ông sẽ làm gì khi Đức Chúa Trời không nhượng bộ theo mọi kỳ vọng của ông?
Có phải Giôna ăn năn không?
Tấn bi kịch nho nhỏ nầy làm dấy lên một thắc mắc mà tự quyển sách không thực sự trả lời: Có phải Giôna thực sự ăn năn không?
Lần thứ nhứt Đức Chúa Trời kêu gọi (Giôna 1), ông bỏ trốn. Lần thứ hai Đức Chúa Trời kêu gọi (Giôna 3), ông vâng theo. Vì vậy, câu trả lời là: “Có thể Dạ” nếu chúng ta thôi không đọc ở phần cuối của chương 3. Còn nếu chúng ta tiếp tục đọc tới phần cuối của chương 4, câu trả lời trở thành “Có thể Không” vì chẳng có câu nói nào cho thấy ở chương cuối bất kỳ dấu hiệu nào của sự ăn năn.
Có thể câu trả lời là DạKhông. Đức Chúa Trời không hề phán: “Hãy đi và có một thái độ đúng đắn”. Ngài chỉ phán: “Hãy đi và rao giảng cho thành Ninive”.
Điều nầy dẫn tôi tới chỗ kết luận trang trọng và đáng sợ. Có thể hoàn toàn vâng theo Đức Chúa Trời với một thái độ không tốt. Kỳ thực, điều nầy dường như mô tả Giôna từ đầu cho đến cuối. Không một chỗ nào cho thấy ông bằng lòng vâng theo Đức Chúa Trời từ chỗ vui vẻ trong Chúa và với lòng thương xót dành cho kẻ bị mất. Thậm chí trong bụng của con cá, khi ông dâng lên lời cầu nguyện long trọng ở chương 2, điều nầy giống như thể Đức Chúa Trời đã dồn ông vào trong góc kẹt, vì thế ông hướng lòng mình về phía Đức Chúa Trời vì ông chẳng có một sự lựa chọn nào khác được. Trong khi tôi nhìn nhận đấy là một việc rất người cần phải lo làm, sự thể không nói tích cực về tình yêu của ông dành cho Chúa.
Khi tôi suy nghĩ vấn đề hóc búa nầy, tôi nhớ lại lời lẽ của Phaolô trong Philíp 1:15-18 nói rằng có người lo rao giảng Đấng Christ từ chỗ tham vọng ích kỷ và từ các động lực xấu xa. Giờ đây, cho dù thế nào đi nữa, chúng ta biết rõ loại rao giảng ấy không thể là một việc tốt lành cho được. Nhưng sự việc đó dường như chẳng làm cho Phaolô phải bối rối bao nhiêu. Ông chỉ lấy làm vui khi Đấng Christ được rao giảng mà thôi.
Tôi kết luận từ chỗ nầy, chúng ta đôi khi (thường xuyên?) phục vụ Đấng Christ với các động lực khác hơn sự thanh sạch. Tôi nhớ cách đây nhiều năm đã bị sốc khi tôi nghe một vị Mục sư nói rằng ông hiếm khi làm điều chi đó trong đời mà không có loại động lực hỗn hợp. Tôi là một thanh niên khi ấy và chưa đủ khôn khéo trong những đường lối của con người. Giờ đây, tôi nhìn thấy vị Mục sư đó đang xưng ra một sự thực rất rõ ràng. Bên bờ nầy của thiên đàng ngay cả những việc tốt nhứt và hành động cao thượng nhất của chúng ta sẽ bị vấy bẩn với tư lợi. Giống như Tim Keller đã bình luận:
“Chúng ta phải học cách ăn năn tội tùy theo mọi tội lỗi khác của chúng ta và tùy theo mọi sự công bình của chúng ta – tội lỗi tìm cách trở thành Đấng Cứu Thế của chính mình”.
Chúng ta có thể bộc lộ điều đó theo một phương thức khác. Thay vì dán trên lưng mình các việc lành, chúng ta nên ăn năn về sự kiêu ngạo mà chúng ta có trong khi làm những việc lành đó ở chỗ thứ nhứt vì chẳng có Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ chẳng hề làm một điều gì lành cả đâu. Tôi muốn nói rằng ngay cả những việc làm “tốt nhứt” của chúng ta đều bị vấy bẩn bởi tội lỗi.
Cái điều đáng kinh ngạc, ấy là dễ làm việc đúng đắn vì lý do không đúng đắn mà vẫn được phước. Nhưng chúng ta không dừng lại ở đó vì Đức Chúa Trời không hề thỏa mãn với sự vâng phục chỉ ở bề ngoài. Ngài muốn chúng ta phải vâng phục từ tấm lòng, với sự vui vẻ mà không có lằm bằm. Ngài sẽ sai một dây dưa, một con sâu, và ngọn gió cháy để tỏ ra tình trạng tồi tệ bề trong của chúng ta hầu cho tấm lòng của chúng ta sẽ được biến đổi.
Một chú thích sau cùng về thắc mắc sự ăn năn của Giôna. Tôi thấy rất thú vị về vị tiên tri, và như thế rất xứng đáng. Nhưng câu chuyện nầy đến từ đâu chứ? Làm sao nó lại kết thúc trong quyển Kinh thánh? Chỉ có một người biết rõ hết mọi chi tiết. Và người đó quan tâm đủ để viết ra câu chuyện nầy.
Nếu Giôna thành thực về chuyến hành trình thuộc linh của mình, có lẽ sự tồn tại của quyển sách có ý nói rằng sau cùng ông đã ăn năn về thái độ tồi tệ của mình đối với Đức Chúa Trời và đối với dân sự mà Đức Chúa Trời vốn yêu thương. Rồi một khi quyển sách kết thúc với một câu hỏi, nghĩa là phần đáp ứng sau cùng không phải đến từ vị tiên tri mà là từ bạn và tôi.
Tấm lòng của Đức Chúa Trời được tỏ ra
“Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số thú vật rất nhiều hay sao?" (câu 11).
Câu chuyện Giôna kết thúc không phải bằng một lời tuyên bố mà bằng một câu hỏi: “Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ninive?”
Tất nhiên câu trả lời là Có.
Đức Chúa Trời vốn quan tâm đến “thành lớn” ấy, và vì lẽ đó Giôna cũng phải quan tâm đến nữa.
Bằng cách kết thúc với một câu hỏi chớ không phải bằng một lời công bố, quyển sách để vấn đề lại treo trong không gian.
Liệu chúng ta có tấm lòng của Đức Chúa Trời cho các thành Ninive trong thế giới của chúng ta không?
Hay chúng ta sẽ ghét họ giống như Giôna đã ghét thành Ninive?
Câu chuyện nầy nói với hết thảy chúng ta là những kẻ chưa dấn thân vào thế gian. Chúng ta muốn được ấm cúng và thoải mái, và giữ sao cho đẹp đẽ và gọn gàng bên trong bốn bức tường của nhà thờ. Có cách nhìn khác cho toàn bộ vấn đề nầy: Giôna có hai nan đề. Ở một mặt, nan đề của ông: ấy là ông chẳng có lòng dạ nào cho người thành Ninive. Song nan đề thực của ông còn sâu sắc hơn: Ông chẳng có chỗ nào cho một Đức Chúa Trời là Đấng đang hành động. Nan đề thực của Giôna là Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời của ông quả nhỏ nhoi, và đấy là lý do tại sao tấm lòng của ông quá nhỏ nhen.
Thật là thú vị, có phải không, vấn đề quan trọng nhất của Đức Chúa Trời không phải với một dân gian ác ở thành Ninive. Giờ phút họ nghe thấy sứ điệp, họ liền tin theo ngay. Ồ, họ sống thực sự rất gian ác – chắc chắn về sự ấy. Nhưng Đức Chúa Trời chẳng có nan đề nào với họ cả. Đây là một lối suy nghĩ thật nghiêm túc có trong sách Giôna, những người theo tà giáo mau mắn tin hơn là người của Đức Chúa Trời. Đó là sự thực về các thủy thủ tà giáo ở chương 1 và của người thành Ninive ở chương 3.
Đôi khi chúng ta nói (theo cách bạo dạn) rằng cả thế gian sẽ đi địa ngục. Như một vấn đề rất thực, đấy là sự thực. Thế gian sẽ đi địa ngục. Nhưng đấy chẳng phải là vấn đề.
Vấn đề với thế gian không phải là thế gian.
Vấn đề với thế gian là Hội thánh.
Vấn đề không phải là sự vượt mức của tội lỗi mà chúng ta đang nhìn thấy ở chung quanh chúng ta. Vấn đề ấy là chúng ta đang chạy theo ngõ khác để chúng ta không phải yêu thế gian mà Đức Chúa Trời yêu thương. Vấn đề không phải là sự gian ác gớm ghiếc mà chúng ta mau mắn xét đoán. Vấn đề ấy là chúng ta không cầu nguyện cho những người đang sống trong tình trạng gian ác mà chúng ta nói chúng ta ghét bỏ. Tội lỗi của họ đã khiến họ ra ghê tởm đối với chúng ta nên chúng ta thậm chí không buồn cầu thay cho họ.
– Nan đề quan trọng nhất của Đức Chúa Trời không phải là tội nhân ở ngoài kia đâu.
– Nan đề quan trọng nhất của Ngài là thánh đồ ở trong nầy nè.
Chúng ta sống y như Giôna nhiều hơn chúng ta dám nhìn nhận. Đấy là lý do tại sao chúng ta bật cười và rồi chúng ta đi lòng vòng. Có nhiều Giôna ở bên trong hầu hết mọi người chúng ta.
Ba bài học kết thúc
Chúng ta hãy gói ghém phần nghiên cứu sách Giôna với ba bài học đem lẽ thật vào trong tấm lòng của chúng ta.
A. Đức Chúa Trời yêu thành Ninive!
Ninive đang ở đâu ngày nay? Ninive là Philadelphia. Ninive là Luân đôn. Ninive là người lân cận sát cửa nhà bạn, là người bạn không ưa thích, bạn không để ý gì đến sân nhà người, họ tạo quá nhiều sự ồn ào, con cái của họ cứ rắc rối luôn. Ninive là ông chủ của bạn, là kẻ hay gằn giọng. Ninive là gã ở phòng bên hay người phụ nữ dưới hành lang kia. Nàng sống như một bà hoàng phim truyền hình vậy. Hãy nghĩ đến cả thế giới đang nói về nàng. Nàng là Ninive của bạn đấy.
Ninive là người chồng trước của bạn, rất dễ hiểu song thật khó yêu đối với bạn. Ninive là người vợ cũ của bạn, là người mà bạn không muốn gặp lại. Ninive là người lân cận theo đạo Hồi và chủ nhà băng người Sikh và thợ làm tóc của bạn là người đang sống với người chồng thứ ba kia của nàng ta (hay là người chồng thứ tư của nàng? Ai biết được?)
Bạn thấy đấy, Ninive không những là một địa điểm. Ninive là một biểu tượng cho sự tụ tập người thế gian. Bất cứ đâu bạn thấy có người ta, ở đó bạn thấy Ninive trong mọi nét huy hoàng, quyền lực, vinh quang, tham lam, tánh hung bạo và điều ác. Mọi thứ ở đó, đem trộn lẫn với nhau, kẻ tốt người xấu, người sáng láng và kẻ tối tăm.
Hãy nhìn quanh xem, hỡi con cái của Đức Chúa Trời! Bạn đang sống trong thành Ninive, bạn đang lao động trong thành Ninive, bạn đang sống mọi cuộc sống của mình trong và quanh “thành lớn” ấy. Không một ai có thể tránh né được nó.
Sứ điệp rất rõ ràng: Đức Chúa Trời vẫn cứ yêu thương thành Ninive!Ngài vẫn cứ yêu thương hạng người lo liệu cuộc sống của họ trong thành lớn đó. Ngài yêu thương hàng ngàn người đông lúc nhúc họ đang lao động nhiều giờ mỗi ngày. Ngài yêu thương những hội đoàn thương mại lo buôn bán sản xuất trong lòng thành phố.
Đôi khi chúng ta chỉ nhìn thấy sự gian ác và suy nghĩ “Đức Chúa Trời phải ghét bỏ thành phố nầy”. Không, Đức Chúa Trời yêu thương thành phố nầy và dân sự nầy. Chẳng một điều gì họ có thể làm khiến cho Ngài thôi không yêu thương họ nữa. Ngài nhìn thấy tất cả tội lỗi – không một thứ chi nhỏ nhặt nhất có thể tránh thoát được tầm nhìn của Ngài – nhưng việc ấy không xoay chuyển tấm lòng yêu thương của Ngài đi được.
Đức Chúa Trời cứ yêu thương thành Ninive!
B. Đức Chúa Trời vẫn cứ bằng lòng làm bất cứ điều gì để đưa bạn đến với thành Ninive!
Phần Giôna, chỉ phải ở trong bụng của một con cá lớn ba ngày ba đêm. Đức Chúa Trời phải làm gì để buộc bạn vâng theo Ngài?Các nhà thờ của chúng ta đầy dẫy với những Giôna hiện đại, họ đi nghỉ ngơi ở Tarêsi. Có lẽ bạn là một trong số họ. Có lẽ Đức Chúa Trời đã phán với bạn và bạn đã nói: “Con không nghĩ con có thể làm được việc ấy”. Nếu thực vậy, tôi đã nhận được tin tốt và tin xấu cho bạn đây: Những tin tức tốt lành là: Đừng lo lắng về cơn giông bão đang ở trên đường chân trời. Còn các tin xấu là: Bạn nên khởi sự lo lắng về con cá lớn kia kìa!
Có một bài hát Tin Lành xưa có ghi dòng nầy: “Ngài không khiến bạn phải đi ngược lại với ý mình, Ngài khiến cho bạn phải bằng lòng đi”. Rất thực là dường nào. Đức Chúa Trời không ép buộc bạn phải đi đến thành Ninive, nhưng Ngài sẽ khiến đời sống bạn ra khốn khổ cho tới chừng bạn quyết định tiếp tục sứ mệnh của chính bạn.
Ngài chỉ khiến cho bạn bằng lòng ra đi.
C. Ninive đang cần đến bạn.
Hãy suy nghĩ điều nầy xem. Vì mọi sự độc dữ, tàn bạo tội lỗi của nó, Ninive đã sẵn sàng xây lại với Đức Chúa Trời. Dân sự không biết điều nầy đâu, họ không ý thức được về nhu cần của họ, và họ chẳng có ý tìm kiếm Đức Chúa Trời nữa. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng nhìn thấy mọi sự biết rõ rằng thành phố gian ác nầy cần được hướng dẫn và sẵn sàng xây lại với Ngài. Nếu Ngài muốn tìm kiếm một người – người hợp lẽ với sứ điệp đúng đắn – là người dám đi tới đó và phân phát sứ điệp của Ngài.
Giôna là người của Đức Chúa Trời dành cho thành Ninive!
Thế gian thì đầy dẫy với những thành Ninive ngày nay . . . và Đức Chúa Trời vẫn đang tìm kiếm ai đó để đi đến đấy.
Ninive trước hết là một thành phố.
Nó cũng đứng thay cho các thành phố lớn của thế gian.
Nhưng Ninive còn riêng tư hơn thế. Nó đứng thay cho . . .
+ địa điểm mà chỉ có bạn mới có thể đến với.
+ người mà bạn có thể tiếp cận.
+ cơ hội mà chỉ có bạn mới có thể điền vào.
Bạn đã có một Ninive trong đời sống của bạn lúc bây giờ. Có thể đó là một người bạn nơi bạn làm việc. Có thể đó là nhóm mà bạn hay lui tới sau khi tan trường. Có thể đó là những người lân cận dưới phố, hay có thể đó là mấy người nữ trong nhóm PTA hay mấy gã trong đội bowling của bạn. Ai biết được? Ninive của bạn có thể là chồng hay vợ của bạn hoặc thậm chí con cái đang lớn lên của bạn. Ninive của bạn có thể là ai đó bạn nhìn thấy cách xử sự của họ đã kích thích bạn tới chỗ giận dữ hay cay đắng. Ninive của bạn có thể là một công việc mới trong một thành phố mới hoặc một ngôi nhà trên một con đường mới. Ninive hoàn toàn đứng thay cho bất kỳ phần nào trong ý chỉ của Đức Chúa Trời mà bạn sợ phải đối diện với.
Bạn sợ phải đi tới . . . nhưng Đức Chúa Trời muốn bạn tới đó.
Bạn sợ phải nói tới . . . nhưng có nhiều người họ cần phải nghe những gì bạn phải nói.
Bạn sợ phải dịch chuyển . . . nhưng Đức Chúa Trời phán: “Hãy tin ta”.
Ninive đang kêu gọi bạn hôm nay . . .
Bạn sẽ làm gì với sự kêu gọi đó?
Đức Chúa Trời muốn bạn có mặt trong thành Ninive . . .
Nhưng bạn không muốn đi.
Thay vì thế bạn đi qua thành Tarêsi . . .
Tốt đấy, song hãy coi chừng con cá lớn kia.
Thế gian vốn độc ác và . . .
Liệu bạn có nói khác đi không?
Dân chúng vốn độc dữ . . .
Liệu bạn có nói cho họ biết về tình yêu của Đức Chúa Trời không?
Bạn nói: “Tôi không muốn đi”.
Đức Chúa Trời phán: “Ta chỉ khiến người bằng lòng ra đi thôi”.
Ở điểm nầy, tôi được nhắc nhớ về chuyện buôn bán một chiếc xe bị hư hỏng, và người bán nói: “Bạn có thể lái chiếc xe nầy thật dễ dàng, hoặc bạn có thể lái chiếc xe nầy theo cách khó nhọc”, mục đích là giảm giá so với công tác sửa chữa. Ở một mặt, đấy là những gì Đức Chúa Trời đang phán dạy trong sách Giôna. Chúng ta có thể lái chiếc xe nầy thật dễ dàng hoặc chúng ta khó mà lái nó, nhưng chúng ta sẽ làm điều nầy vì tấm lòng cao cả bao la của Đức Chúa Trời. Ngài sẽ không ngồi yên trong khi con cái Ngài bất tuân đối với Ngài.
Bạn có thể nói: “Tin Lành ở đâu trong câu chuyện nầy?” Tôi trả lời rằng Tin Lành có ở khắp nơi trong câu chuyện. Đấy là lý do tại sao chẳng có một dấu hiệu nào khác hơn dấu hiệu của tiên tri Giôna (Mathiơ 12:39-40). Và có Đấng lớn hơn Giôna đang ở đây (Luca 11:32). Vì Đức Chúa Trời yêu thương thành Ninive đến nỗi Ngài đã ban Con độc sanh của Ngài hầu cho hễ ai sống trong thành Ninive tin theo Ngài sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời.
Bạn, Giôna
Thomas Carlisle đã viết một bài thơ có đề tựa: “Bạn, Giôna”. Hai khổ sau cùng viết như sau:
Còn Giôna đi len lén
Đến chỗ bóng mát kia
Rồi chờ đợi Đức Chúa Trời
Đến quanh đó
Đến với lối suy nghĩ của ông.

Còn Đức Chúa Trời thì vẫn chờ đợi
Những Giôna
Trong ngôi nhà tiện nghi của họ
Đến quanh đó
Đến với lối yêu thương của Ngài.

Lạy Cha, xin mở rộng tầm nhìn của chúng con để nhìn xem thế gian giống như Ngài nhìn xem nó. Làm ơn khiến chúng con ít giống Giôna và giống Chúa Jêsus nhiều hơn. Xin ban cho chúng con lòng quan tâm tươi mới hơn đối với những người chúng con gặp gỡ. Xin làm mới lại trong chúng con đối với những người tự nhiên trở nên gớm ghiếc đối với chúng con. Lạy Chúa, hãy thực hiện một cuộc giải phẩu tấm lòng thiêng liêng rồi thay thế cơn giận, nỗi sợ và sự lưỡng lự bằng tình yêu thương của Ngài. Nguyện Đức Thánh Linh đầy dẫy chúng con với lòng thương xót chơn thật trong từng mảng linh hồn của con. Xin ban cho chúng con những giọt nước mắt của Ngài cho những người Ninive ở chung quanh chúng con, và ban cho chúng con tấm lòng ra đi vui vẻ với Những Tin Tức Tốt Lành. Chúng con cầu nguyện trong danh của Chúa Jêsus, Amen.


Giôna 3: "Cuộc Phục Hưng Long Trọng Nhất Trong Lịch Sử"


Cuộc Phục Hưng Long Trọng Nhất
Trong Lịch Sử

Giôna 3

Bạn sẽ làm gì nếu bạn được con cá lớn nôn ọe ra? Kế đó bạn sẽ làm gì? Trước tiên, bạn phải tìm vòi nước rồi hãy tắm cho sạch. Rốt lại, bạn đã bị bao phủ với thứ nhớp nhúa trong ba ngày và ba đêm. Nhưng rồi sao nữa?
Nếu bạn sống trong thế giới hiện đại, có lẽ bạn muốn khởi động một buổi trình diễn rất thực, thực hiện một vài cuộc phỏng vấn, và chia sẻ câu chuyện của bạn cho thế giới biết. Hãy gọi buổi trình diễn ấy là “Buổi trình diễn của Giôna”.
Nếu bạn đã có một kinh nghiệm thuộc linh, bạn sẽ muốn khởi động chính hội thánh của bạn ngay trên bờ biển. Hãy gọi hội thánh ấy là “Hội thánh Cá Voi”.
Và nếu bạn là thầu khoán, bạn sẽ khởi động một công viên nước. Đấy thực sự là thời buổi tân tiến vĩ đại. Bạn có thể làm ra nhiều tiền bạc trong suốt những ngày hè nóng nực nầy. Hãy gọi công viên ấy là “Thế Giới Nước của Giôna".
Nếu bạn suy nghĩ về việc ấy, một người từng sử dụng thời gian trong bụng một con cá lớn có nhiều cơ hội nếu ông ta muốn nắm lấy chúng. Một loại sáng tạo có thể sử dụng kinh nghiệm của mình để thử và tự bắn vào mình kèm theo danh tiếng và sự may mắn.
Bạn làm gì nếu bạn là Giôna? Ở điểm nầy, bạn hãy chờ đợi để Đức Chúa Trời nói cho bạn biết việc phải làm kế đó. Trong trường hợp của Giôna, ông không phải đợi lâu đâu.
Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời được làm mới lại (các câu 1-2)
Giôna 3:1-2 cho chúng ta biết điều chi đã xảy ra kế đó:
Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-na lần thứ hai mà rằng: Ngươi khá chờ dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời ta đã dạy cho ngươi.
Hãy chú ý cụm từ “lần thứ hai”. Giôna đã tiếp lấy cơ hội thứ nhì. Không phải ai trong Kinh thánh cũng tiếp lấy cơ hội thứ hai đâu. Tôi biết rõ khi những nhà truyền đạo rao giảng ở chỗ nầy, chúng ta muốn nói: “Ngài là Đức Chúa Trời của cơ hội thứ nhì”. Song đấy không luôn là sự thực. Không phải ai trong Kinh thánh cũng có được cơ hội thứ nhì.
Hãy hỏi Anania và Saphira.
Hãy hỏi vợ của Lót.
Hãy kiểm tra lại với Vua Saulơ, ông đã bị đuổi ra khỏi địa vị vua vì sự loạn nghịch tội lỗi của ông ta.
Kỳ thực, Đức Chúa Trời đã ban cho Giôna một cơ hội thứ hai không có nghĩa là chúng ta sẽ luôn luôn được ban cho cơ hội thứ nhì khi chúng ta bất tuân đâu. Chúng ta cần phải lắng nghe điều nầy vì có người đã đọc câu chuyện Giôna rồi kết luận: “Sẽ chẳng nhằm nhò gì trong trường hợp tôi vâng lời lần đầu tiên vì tôi luôn luôn có cơ hội thứ nhì”. Không hẳn là thế đâu. Đừng lạm dụng ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy giữ cân đối lẽ thật của Kinh thánh.
Đức Chúa Trời luôn luôn nghinh đón những đứa con hoang đàng. Đó là sự thực.
Đèn luôn luôn bật lên trong nhà của Cha. Đó cũng là sự thực.
Còn Giôna không biết trong bụng con cá lớn điều chi sẽ xảy ra nếu và khi ông được nhả ra.
Sự thực đáng khích lệ ở đây, ấy là sự bất tuân của Giôna đã không hủy đi ơn kêu gọi. Sứ điệp của Đức Chúa Trời là: “Hãy đi đến thành Nineve. Và đừng lộn xộn nữa lần nầy nhé”. Chúng ta dám nói rằng có những tin tức tốt lành và các tin xấu ở đây. Tin tức tốt lành là, Đức Chúa Trời đã không nhượng bộ đối với Giôna. Còn tin xấu là, Ngài vẫn muốn ông đi đến thành Nineve.
Chúng ta có thể tiếp thu vài lẽ thật quan trọng từ chỗ nầy:
1. Đức Chúa Trời không giữ lấy ác cảm.
Ngài là Đức Chúa Trời “tha thứ dồi dào” hạng tội nhân khi họ đến với Ngài. Ngài đã chứng tỏ ân điển của Ngài bằng cách làm mới lại ơn kêu gọi trên đời sống của Giôna.
2. Đức Chúa Trời không làm nhẹ đi gánh nặng.
Phần kia cũng đúng không kém. Giống như thể Đức Chúa Trời đã phán: “Được thôi, Giôna ơi, ta lo liệu việc ấy. Ngươi không muốn đi đến thành Ninive, vì vậy ta muốn ngươi đem lời ta đến Tarêsi nếu như đấy là chỗ mà người sẽ đến cho dù là thế nào”. Đấy chẳng phải là cách sự việc xảy ra. Đức Chúa Trời không thương lượng khi chúng ta loạn nghịch chống lại Ngài.
Đức Chúa Trời ban cho Giôna một cơ hội thứ hai để làm những gì ông đáng phải làm ở lần thứ nhứt.
3. Đức Chúa Trời không bỏ cuộc.
Ngài quan tâm nhiều đến nhân sự hơn là quan tâm đến công việc. Nếu mọi sự Đức Chúa Trời quan tâm đến là thành Nineve, Ngài có thể dùng một người khác. Nhưng Ngài muốn Giôna phải đối mặt với cái ác trong chính tấm lòng của ông và nhìn thấy cái điều yêu thương lớn lao ở bên trong tấm lòng của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời không cần Giôna, nhưng Giôna rất cần đến Đức Chúa Trời. Và chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời không cần chúng ta, còn chúng ta thì rất cần đến Ngài. Có khi phải cần đến cả đời thì chúng ta mới có thể nắm bắt được sự thực ấy.
Nếu bạn suy nghĩ đến việc ấy, có vài lý do cho thấy tại sao Giôna vẫn cứ bất tuân đối với Chúa. Trước tiên là sợ hãi. Giôna biết rõ lắm tính độc ác tàn bạo mà người Asiri đã phạm. Đấy là sự hiểu biết rất phổ thông vì (theo các bản tường trình xưa cho biết) người Asiri vốn khoe khoang về thái độ độc ác của họ. Giôna dễ nói với lòng mình: “Ta sẽ chẳng đi đến thành Nineve đâu. Ta sẽ chẳng ở thêm 10 phút ở đó đâu. Ta sẽ trở thành cái thây ma trước khi ta thốt ra một lời".
Kế đó là sự xấu hổ. Khi chúng ta thất bại, ý thức sâu sắc về sự xấu hổ bắt lấy chúng ta và giữ chúng ta không tiến tới nữa. Giôna đã quá xấu hổ không muốn vâng theo Giêhôva nữa.
Sau cùng, có vấn đề thù hận đối với người thành Ninive và mọi lập trường của họ. Như chúng ta nhìn thấy sau đó, trong lần ông ở trong bụng con cá lớn không một điều gì làm thay đổi chiều sâu sự ghê tởm của ông dành cho người Asiri. Ông vẫn muốn thấy họ phải đi Địa Ngục.
Câu 3 nói rằng Giôna đã vâng lời Chúa rồi đi đến thành Ninive. Đây là lần duy nhứt trong sách cho thấy Giôna vâng lời Đức Giêhôva. Trước và sau đoạn nầy, Giôna có một thái độ rất hạn chế, nhưng ở điểm nầy ông vâng theo ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Điều nầy dẫn tới điểm quan trọng khác. Bạn không luôn luôn thích những điều bạn được kêu gọi phải lo làm, nhưng bạn phải làm điều đó cho dù là thế nào đi nữa. Bạn không ưa thích Ninive, nhưng bạn phải ban bố ra sứ điệp của Đức Chúa Trời. Hãy cung ứng cho Giôna quyền của mình.
Ông đã lên khỏi bãi biển, tắm rửa sạch sẽ rồi, và hướng đến thành Ninive.
Thật là hay lắm cho ông.
Điều đó dẫn tôi đến một nguyên tắc quan trọng. Sự vâng phục nhỏ luôn luôn gợi ra những mục đích lớn. Đôi khi chúng ta gạt qua một bên những việc nhỏ vì chúng ta dự tính làm việc gì đó lớn lao vào “một ngày nọ”. Chúng ta mơ tưởng đến những điều chúng ta sẽ làm khi chúng ta có nhiều thì giờ hay nhiều tiền bạc hoặc khi chúng ta không còn bận rộn hay khi con cái rời khỏi học đường hoặc khi chúng ta được thăng chức hay khi chúng ta được kêu gọi đến với một Hội thánh khác hoặc khi chúng ta có được một việc làm khá hơn. Hết thảy chúng ta đều có những chương trình lớn mà chúng ta hằng mơ ước đến, có phải không? Không có gì sai với những chương trình lớn cả.
Nhưng sự vâng phục nhỏ từng hồi gợi ra những chương trình to lớn. Chúng ta có thể mơ ước nhiều về ngày mai đến nỗi chúng ta chễnh mãng không lo làm những việc nhỏ mà chúng ta đáng phải làm hôm nay.
Vì vậy Giôna mới nhắm hướng đến thành Ninive, từng bước chơn đưa ông bước đi trên con đường xung đột giữa thành kiến của ông, sự ngạo mạn của người thành Ninive, và tình yêu vô hạn của Đức Chúa Trời.
Câu 3 gọi Ninive là “một thành rất lớn”. Theo bản Kinh thánh Hybálai thì nói rằng thành Ninive là một “thành lớn đối với Đức Chúa Trời”. Nhưng làm sao như thế mới được chứ?
Họ không tin Đức Chúa Trời.
Họ không nhận biết Đức Chúa Trời.
Họ thờ lạy hình tượng.
Ninive là một thành được nói tới là tham lam, phi luân, và bạo lực khát máu. Dân chúng chẳng biết gì về Đức Chúa Trời của Kinh thánh. Họ tham tàn trong sự độc dữ của họ.
Và Đức Chúa Trời phán: “Thành ấy là lớn đối với Ta”.
“Thành lớn ấy” vẫn nằm trong tấm lòng của Đức Chúa Trời!
Đức Chúa Trời yêu thương các thành lớn của thế gian. Đấy là việc quan trọng cần phải biết vì trong một vài năm qua, các nhà nhân khẩu học chuyên nghiên cứu các sự chuyển dịch lớn dân sự cho chúng ta biết rằng lần đầu tiên trong lịch sử có nhiều người sống trong thành thị hơn là sống trong các khu vực nông thôn. Trong một thời gian dài, trong mấy ngàn năm, dân số ở nông thôn thì đông hơn dân số ở thành thị.
Điều đó không còn đúng nữa.
Ngày nay có nhiều người sống trong thành thị hơn là sống ở các nông trại hay các thị trấn nhỏ hoặc ở các làng quê. Chúng ta sống trong một thế giới ngày càng đô thị hóa, và khuynh hướng ấy sẽ càng tăng thêm trong tương lai.
Năm 1903 Frank North đã viết một bài thánh ca nói tới tốc độ điên cuồng của thành phố được gọi là Nơi Ngã Tư Đường Đông Đúc Của Cuộc Sống. Sau đây là câu đầu tiên:

Nơi ngã tư đường đông đúc của cuộc sống,
Nơi có tiếng kêu la của cuộc chạy đua và phe đảng
Bên trên tiếng ồn ào tranh cạnh ích kỷ,
Ôi hỡi Con Người, chúng tôi nghe tiếng Ngài.

Đức Chúa Trời vốn quan tâm đến các thành phố lớn của thế giới. Ngài quan tâm đến các thành thị lớn nơi hàng triệu người sống chen chúc nhau trong đó. Đức Chúa Trời có tấm lòng dành cho thành phố Mexico, cho Đông Kinh, cho Manila, cho Bắc kinh, cho các thành phố như Dacca và Port-au-Prince. Nếu chúng ta có tấm lòng của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng sẽ quan tâm đến các thành phố nữa.
Ninive là một nơi mà ở đó chẳng có lý do gì Đức Chúa Trời sẽ ngự đến. Song cái điều hợp lý chẳng có việc gì làm với nó cả. Đức Chúa Trời của chúng ta có một tấm lòng còn lớn hơn cả những toan tính “hợp lý” của chúng ta. Ngài yêu thành phố và tấm lòng của Ngài với tới những kẻ chẳng có việc gì phải làm với Ngài.
Sứ điệp đơn sơ của Giôna (các câu 3-4).
Vì thế Giôna đã tới đến tại thành Ninive. Phân đoạn Kinh thánh nói rằng phải mất ba ngày để qua đến thành ấy. Nói như thế có nghĩa là phải mất ba ngày để băng qua từng phần hoặc nói như thế có nghĩa là phải mất ba ngày mới đi hết con đường bao quanh thành ấy. Ai nấy đều đồng ý rằng Ninive là thủ phủ chính của thế giới cổ nhưng có một số tranh cãi về sự to lớn của nó. Đại loại như sau: “Đâu là dân số của thành phố Nữu Ước?” Có phải bạn muốn nói tới Manhattan? Hay bạn muốn nói tới Manhattan và Brooklyn? Hoặc bạn muốn nói tới tất cả các quận cộng lại với nhau? Hay bạn muốn nói tới khu vực đô thị rộng lớn hơn? Bạn sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau cho từng câu hỏi. Nhiều học giả nói cho chúng ta biết rằng giống như các phố thị hiện đại ngày nay, “thành Ninive rất lớn” bao gồm các thị trấn nhỏ gần đó. Nếu bạn lấy toàn bộ khu vực để xem xét, Ninive có thể là ngôi nhà cho 600.000 người, nó sẽ là một siêu đô thị trong thời ấy.
Vì vậy, Giôna đi và bắt đầu rao giảng trong thành phố tà giáo nầy. Sứ điệp của ông rất đơn sơ: “Còn bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ bị đổ xuống” (câu 4). Chỉ bấy nhiêu thôi. Đấy là toàn bộ sứ điệp của ông. Chỉ có 8 chữ trong Anh ngữ; chỉ có 4 chữ trong tiếng Hybálai.
Thành thực mà nói, tôi chưa hề giảng một sứ điệp nào có 8 chữ trong cuộc đời của tôi. Như bạn bè tôi sẽ chứng thực, tôi có khuynh hướng hay rườm rà vào một số thời điểm, tôi hay lặp đi lặp lại, rồi nói cùng một việc thật nhiều lần, như tôi đang làm với câu nầy. Vì vậy, tôi chưa hề làm những gì mà Giôna đã làm.
Tám chữ.
“Forty more days and Ninive will be overthrown” “Còn bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ bị đổ xuống”.
Một sứ điệp khá thất vọng nếu bạn tra hỏi tôi.
Chẳng có câu nào trong số nầy “Đức Chúa Trời yêu thương thành Ninive” hoặc “thành Ninive dành cho Chúa Jêsus” hay “Hỡi thành Ninive, hãy đáp vâng đi”.
Một sứ điệp nói tới sự phán xét sắp xảy ra và chẳng có gì khác hơn nữa.
Bạn có thể hình dung được sự phán xét ấy không?
“Forty more days and Ninive will be overthrown” (“Còn bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ bị đổ xuống”).
(Bạn biết đấy, ông không đến từ quanh đây)
“Forty more days and Ninive will be overthrown” (“Còn bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ bị đổ xuống”).
(Ông có giọng nói thật là lạ)
“Forty more days and Ninive will be overthrown” (“Còn bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ bị đổ xuống”).
(Ông có mùi giống như cá vậy).
Đấy chẳng phải là phương thức mà chúng ta sẽ làm công việc ấy. Nếu chúng ta cùng nhau đề ra một chiến dịch “Ninive cho Chúa Jêsus”, chúng ta phải thuê trước một đội ngũ, đưa ra một chiến dịch quảng bá, mua biển quảng cáo, thực hiện việc truyền thông trong xã hội, mở một trang Facebook, tổ chức đội Twitter ra đi, in áo sơmi quảng cáo “Ninive cho Chúa Jêsus”, mở lớp huấn luyện, sắp đặt một số xe bus, đào tạo các nhân viên tư vấn, thuê một sân vận động, cần có một số thời gian trên vô tuyến truyền hình, tuyển dụng chuyên viên tư vấn, in ấn các tư liệu, tổ chức những buổi nhóm cầu nguyện ở tư gia, sửa soạn các bản dịch sao cho hợp lẽ, tập dợt ca đoàn, rồi tổ chức Chiến Dịch Anh-rê. Chúng ta phải vận động có 3 triệu USD thì mới dám khởi động.
Giôna đã gạt bỏ mọi sự ấy.
Ông chỉ đi đến thành Ninive rồi ban ra toàn bộ bài giảng của ông chỉ có tám chữ mà thôi.
Bạn không nghĩ sự việc ấy sẽ chẳng có nhiều cơ hội để thành công.
“Vì vậy, đâu là kế hoạch của bạn cho việc đến với thành Ninive?”
"Chúng ta sẽ gửi Giôna đến".
"Còn ai khác không?"
"Không có ai khác hết”.
"Ông ấy sẽ làm gì nào?”
"Đi vòng quanh rồi rao ra bài giảng có 8 chữ mà thôi”.
“Đâu là bài giảng có 8 chữ?”
“Forty more days and Ninive will be overthrown” (“Còn bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ bị đổ xuống”).
“Đâu là kế hoạch B của bạn?”
“Chẳng có Kế Hoạch B gì hết. Chỉ bấy nhiêu thôi”.
Đồng thời, tại sao bạn nghĩ Giôna tập trung vào sự phán xét hầu đến chứ? Vì đấy là mọi sự mà ông quan tâm đến. Ông hy vọng thành Ninive sẽ bị hủy diệt, và ông sẽ vui sướng nếu việc ấy xảy ra trong vòng bốn mươi ngày. Hãy nói điều chi bạn muốn, chẳng có ai dám tố cáo Giôna là một nhà truyền đạo của “ân điển rẻ rúng” cả. Ông là một nhà truyền đạo không khoan nhượng nói tới sự phán xét của Đức Chúa Trời, ông sẽ vui sướng khi nhìn thấy sự phán xét ấy xảy đến thực sự trong bốn mươi ngày nữa.
Khi bạn đứng lui lại rồi suy gẫm về việc ấy, dường như điều nầy giống như một sự truyền giáo tiếp cận đầy hứa hẹn vậy. Nhưng đây là một sự thực mà bản thân Giôna đã không hiểu. Ninive đã chín muồi cho sự tỉnh thức song chẳng có ai nhìn biết như thế.
Giôna không biết việc ấy.
Ninive không biết việc ấy.
Nhưng Đức Chúa Trời vốn biết rõ việc ấy.
Tôi không nghĩ có điều chi bề ngoài đang hứa hẹn về Ninive là một chốn thích ứng cho một sự thức tỉnh mạnh mẽ về mặt thuộc linh. Từ bề ngoài, nó tỏ ra là một thành phố đã được dành cho tà giáo. Nhưng Đức Chúa Trời đang hành động ở đàng sau bối cảnh, sửa soạn cho dân sự về chính thời điểm nầy.
Sự ăn năn đột ngột của thành Ninive (các câu 5-9).
Hãy chú ý những gì đã xảy ra khi Giôna rao giảng: Dân thành Ninive tin Đức Chúa Trời (câu 5).
Kinh thánh không nói họ tin theo Giôna, mặc dù điều nầy cũng rất thực. Kinh thánh nói họ tin Đức Chúa Trời, nhờ đó tỏ ra bản chất thực của đức tin họ. E chúng ta hồ nghi điều nầy, hãy xem xét phân nửa sau của câu 5:
Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ.
Nhà vua đã đứng dậy (một dấu nói tới sự nhiệt thành của ông ta), cởi long bào ra (một dấu chỉ ra sự hạ mình), dùng bao gai quấn mình (một dấu khóc than), rồi ngồi trong tro bụi (một dấu hiệu cho thấy ăn năn).
Kế đó, ông truyền ban một thời điểm kiêng ăn và cầu nguyện, vì như ông nói: "Ai biết rằng hoặc Đức Chúa Trời sẽ không xây lại và ăn năn, xây khỏi cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết, hay sao?" (câu 9).
Nhà vua đầy quyền lực của Ninive đã tiếp lấy sứ điệp. Ông ta biết họ đã phạm tội. Ông ta kể tới ơn thương xót của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ông ta không dám chắc. Song ông ta nghĩ Đức Chúa Trời có thể giáng ơn thương xót xuống thành Ninive.
Mặc dù tôi dám chắc ông ta chưa hề đọc mấy lời nầy, sự thực cho thấy giống như thể ông đã học thuộc lòng Êsai 55:6-7.
“Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần! Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào”.
Vua của thành Ninive hành xử giống như thể ông đã biết rõ phân đoạn Kinh thánh ấy trọn cả đời ông vậy. Những gì nối theo sau là cơn phấn hưng vĩ đại nhất trong lịch sử.
Cả thành phố đã ăn năn. Hết thảy họ đều tin Đức Chúa Trời. George Whitefield chưa hề nhìn thấy việc gì giống như sự việc nầy. D. L. Moody hay Billy Sunday cũng vậy. Không một điều nào giống như điều nầy từng xảy ra trong chức vụ toàn cầu của Billy Graham.
Hãy suy nghĩ xem! Một thành phố toàn bộ tà giáo đã tin theo Đức Chúa Trời.
Chúng ta hồ nghi việc ấy vì dường như việc ấy quá sức tưởng tượng.
Chúng ta chưa hề thấy hay nghe một việc nào giống như vậy cả.
Giống như nói: . . .
Mọi người ở Đông Kinh tin theo Đức Chúa Trời. Mọi người ở Singapore đều ăn năn. Ai nấy ở Dacca đều trở thành Cơ đốc nhân.
Hay chúng ta sẽ nói như vầy:
Toàn bộ thành phố San Francisco đã làm hòa lại với Đức Chúa Trời.
Cleveland đã xây lại với Chúa.
Boston đã quì xuống trên hai đầu gối mình.
Việc nầy chỉ là hiện tượng, không thể tin nổi, thật lạ thường.
Tuy nhiên, điều đó đã xảy ra.
Cơn phấn hưng vĩ đại nhất trong lịch sử đã xảy ra vì cớ bài giảng có một câu do vị tiên tri rao ra, ông là người thậm chí không muốn đến tại đó, ông đang trông mong sự hủy diệt đến, và ông thù ghét thứ dân mà ông phải giảng đạo cho.
Đâu là những cơ hội cho việc xảy ra đó? Không có Đức Chúa Trời, cơ hội chỉ là con số 0. Tại sao điều nầy xảy ra? Không phải vì cớ Giôna đâu. Thậm chí ông còn không muốn đến đó nữa là.
Làm sao mà điều nầy có thể xảy ra trong một thành phố tà giáo giống như thành Ninive cho được chứ? Sự thể xảy ra vì cớ cụm từ quan trọng nhất trong Kinh thánh: “trừ ra Đức Chúa Trời!”
Bạn không bao giờ biết Đức Chúa Trời sẽ làm gì đâu!
Bạn không bao giờ biết Ngài sẽ chạm đến ai kế đó. Thành Ninive đã chín muồi cho cơn phấn hưng. Họ chỉ không nhìn biết đấy thôi.
Nhưng Đức Chúa Trời biết.
Đáp ứng giàu ơn của Đức Chúa Trời (câu 10).
Chúng ta nhìn thấy phần cuối của câu chuyện ở câu 10:
Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó.
Đôi khi chúng ta vấp ngã qua sự việc nầy vì một số bản dịch xưa chép rằng Đức Chúa Trời “đã ăn năn”. Một từ hay hơn sẽ là “dịu lại". Đức Chúa Trời luôn luôn dự trù tỏ ra ơn thương xót trên người nào xây khỏi mọi lối ác của họ. Ngài đe dọa sự phán xét (là điều đáng cho họ lắm) với sự nhận biết rằng Ngài sẽ lấy làm vui tha thứ cho họ một khi họ xây lại với Ngài.
Cho phép tôi nhấn mạnh sự kiện quan trọng nhất thêm một lần nữa. Chẳng có ai lường trước được sự việc nầy cả. Ba ngày trước khi Giôna xuất hiện, trong thành Ninive mọi sinh hoạt đều bình thường. Hai ngày trước, vẫn y nguyên như thế. Một ngày trước, chẳng có người nào nghi ngại điều gì sắp xảy ra. Và vào chính ngày đó, nhà vua thức giấc trong cung điện mình sẵn sàng thực hiện bất cứ điều chi trong lịch trình của ông ta, với sự nhận biết rất ít rằng đến cuối ngày ông ta sẽ mặc áo bao gai rồi ngồi trong tro bụi, kêu gọi dân sự mình cầu nguyện và ăn năn.
Khi tôi nói “chẳng có ai biết”, tôi đã sẵn sàng thêm cụm từ “trừ ra Đức Chúa Trời".
Đức Chúa Trời vốn biết rõ mọi sự từ lâu rồi.
Ngài vốn bận rộn hành động trong thành phố tà giáo ấy đủ lâu trước khi Giôna xuất hiện.
Một vài thắc mắc và chúng ta sẽ hoàn tất.
1. Người thành Ninive biết cở nào chứ? Không quá nhiều đâu, nhưng đủ cho họ tin. Họ đã tin theo Đức Chúa Trời và đã hành động trên những gì họ tin.
2. Đức tin làm việc cở nào để được cứu? Không quá nhiều đâu, bao lâu đức tin của bạn đặt đúng đối tượng.
3. Điều nầy có thực sự xảy ra không? Giôna 3 trình bày điều nầy cho chúng ta giống như một sự kiện rất thực về mặt lịch sử. Nếu việc nầy đã xảy ra vào năm 765TC, bằng cách nào chúng ta tính quân Asiri đã tấn công Israel rồi chiếm lấy mười chi phái ở phía Bắc bắt làm phu tù một thế hệ sau đó, vào năm 722TC? Câu trả lời của tôi rất đơn giản. Đây là thời điểm của Ninive và dân sự của thế hệ ấy đã đáp ứng. Mặc dầu sự việc không kéo dài đến thế hệ kế đó, dân sự đáp ứng với sứ điệp của Giôna đã được thay đổi cho đến đời đời.
Hãy xem xét mấy lời nầy của Chúa Jêsus:
Đến ngày phán xét, dân thành Ni-ni-ve sẽ đứng dậy với người của dòng dõi nầy và lên án họ, vì dân ấy đã nghe lời Giô-na giảng dạy và ăn năn; mà nầy, ở đây có Đấng hơn Giô-na (Luca 11:32).
Tôi tin sẽ có hàng ngàn người Ninive trên thiên đàng. Đây là thời điểm của Đức Chúa Trời dành cho Ninive và họ đã đáp ứng.
Chúng ta có thể hỏi cùng một câu ấy trong chính thời buổi của chúng ta. Đâu là tương lai của nước Mỹ? Chúng ta còn có nhiều thời gian không? Đôi khi chúng ta nhìn vào sự xói mòn đạo đức ở chung quanh chúng ta rồi nghĩ rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời không còn ở xa nữa. Có lẽ chúng ta đang ở dưới sự phán xét vào thời điểm nầy mà thậm chí chưa nhận ra nó nữa.
Nhưng phần nghiên cứu nầy về Giôna 3 đã khích lệ chúng ta theo một cách khác. Có lẽ chúng ta đang sống gần với cơn tỉnh thức quan trọng hơn là chúng ta đã tưởng tượng. Jack Wyrtzen, nhà sáng lập Word of Life, chức vụ quan trọng toàn cầu dành cho thanh niên, ông thường hay nói: “Mỗi thế hệ đều có trách nhiệm đưa thế hệ của họ về với Đấng Christ”. Nếu bạn đến viếng Trung Tâm Jack Wyrtzen đặt tại Nữu Ước, bạn sẽ nhìn thấy mấy chữ đó được khắc trên tấm hình của Jack đang rao giảng cho một đoàn dân đông ở thành phố Nữu Ước.
Nhưng tiếng của Jack giờ đây đã im bặt. Chúng ta không thể nhìn vào quá khứ rồi nhắm vào những gì người khác đã làm cho Đấng Christ. Chúng ta cũng không sống trong tương lai, suy nghĩ về những gì trẻ em hôm nay có thể làm ba mươi năm nữa tính từ bây giờ. Thế hệ duy nhứt chúng ta có thể với tới là chính thế hệ của chúng ta.
Chúng ta sẽ phải trình sổ về mọi điều chúng ta đã làm với những cơ hội Đức Chúa Trời đã ban cho.
Có phải chúng ta thôi không còn tin rằng Đức Chúa Trời có thể với tới hạng người không thể với tới được sao?
Có phải chúng ta thôi không còn tin rằng Đức Chúa Trời có thể làm được việc không thể làm?
Có phải chúng ta nhìn quanh rồi thấy mọi việc xấu xa và nói: “Đó là Ninive. Nó vô vọng sao"?
Đức Chúa Trời yêu thương Ninive!
Chúa Jêsus chạm đến hạng người không thể chạm đến. Chúa Jêsus với tới hạng người không thể với tới. Chúa Jêsus có thể cứu lấy thành Ninive.
Nhưng Đức Chúa Trời có thể cứu Giôna sao? Nếu như Đức Chúa Trời không yêu thương thế giới mà vị tiên tri lưỡng lự kia chẳng màng đến, thì sẽ ra sao? Hãy suy nghĩ lại đi. Còn có một chương khác nữa trong câu chuyện kỳ diệu của Giôna.
Lạy Chúa, xin sai phái Lời của Ngài. Xin sử dụng nhân sự Ngài. Xin biến thời điểm nầy thành thời điểm của Ngài. Xin trục xuất hết sự vô tín của chúng con. Xin thêm đức tin cho chúng con. Hãy làm lại những gì Ngài đã làm trong thời của Giôna. Xin ban cho chúng con tấm lòng dành cho thế giới nầy, đặc biệt cho các thành phố lớn trong thế gian. Nguyện chúng con không thất bại trong phần việc đến với thế hệ của chúng con vì cớ Chúa Jêsus. Chúng con cầu nguyện trong danh của Ngài, Amen!

Giôna 2: "Lời Cầu Nguyện Tuyệt Vọng Của Một Con Người Tuyệt Vọng"


Lời cầu nguyện tuyệt vọng
của một con người tuyệt vọng
Giôna 2

Khi chúng ta rời Giôna, ông đã ở trong bụng con cá lớn. Ông đã ở vào một tình thế khó khăn và một chỗ thật xấu xa. Diễn giải câu nói của Samuel Johnson: “Không một điều gì làm cho lý trí được trong sáng cho bằng sự hiểu biết mình sẽ bị bắn vào ban sáng".
Hiển nhiên đấy là sự thật.
Nếu một người biết không bao lâu nữa mình sẽ bị bắn, cái biết ấy có một phương thức dọn dẹp mọi chi tiết không quan trọng trong tâm trí. Bạn không lo về việc rửa xe nếu bạn biết mình sẽ bị bắn lúc mặt trời mọc. Ai đó có thể lo rửa xe. Bạn có nhiều việc lớn hơn để lo toan đến.
Cũng một thể ấy với Giôna. Song ông đến với mọi tri giác của mình trước tiên.
Tôi đã có dịp đàm luận với một người dấn thân vào chức vụ cho sinh viên. Thỉnh thoảng ông ấy đối diện với các quyết định khó khăn về kỷ luật khi lớp người trẻ phá luật trong nhóm. “Tôi đã xử lý với mọi thứ mà ông có thể tưởng tượng ra. Từng loại tội lỗi về tình dục. Lừa đảo. Phá luật. Ông kể tiếp đi, tôi đã nhìn thấy mọi sự ấy” ông ta nói. Tổ chức đặc biệt nầy có một bộ thủ tục đã được thiết lập đặt ra để xử lý với người nào lâm vào cảnh rắc rối. Và thường thì chúng có thể giúp cho lớp người trẻ biết cải thiện và đưa đời sống của họ vào một con đường mới.
Trong sự bàn bạc của chúng tôi, ông ấy đưa ra hai lời bình hãy còn đọng lại với tôi. Thứ nhứt, ông ấy học biết rằng nói dối gần như đã trở thành thứ văn tự chết cho hôm nay. Ai nấy đều nói dối, và họ nói dối suốt thôi. Nói dối gần giống như thể đấy chẳng phải là một tội nói dối nữa. Có lẽ đây là một dấu hiệu của thuyết tương đối chống lại chủ nghĩa hiện đại để chúng ta đạt tới chỗ chấp nhận rằng nói dối không phải là sai quấy chi cả. Hay có lẽ nói dối chỉ là một sự ứng nghiệm Rôma 3:13: “Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang”. Sau khi bàn bạc thể nào người ta đều đặn nói dối để che đậy tội lỗi của họ, ông ta đưa ra phần kết luận nầy:
Bạn không thể giúp đỡ cho một kẻ nói dối.
Bạn có thể giúp đỡ người nào đang phấn đấu với bất kỳ loại tội lỗi nào bao lâu họ nói ra lẽ chơn thật. Nhưng bạn không thể giúp đỡ một kẻ nói dối vì bạn không thể tin cậy bất cứ điều chi người ấy nói.
Tình huống được đào sâu bởi sự thực khi hầu hết chúng ta bị bắt, chúng ta xưng nhận ít ỏi lắm, đây là điều khả thi. Và điều đó dẫn tới điểm chính thứ hai. Người ta nói rằng nói dối luôn là một dấu hiệu tốt khi “họ nói cho bạn biết một việc mà bạn chưa biết”. Nếu bạn biết rõ A-B-C, còn người kia thì thêm vào D-E-F, bạn biết sự ăn năn của họ còn sâu xa hơn là chỉ có “tôi lấy làm tiếc vì đã bị bắt”. Sự ăn năn thực luôn luôn gồm cả việc đến thật trong sáng, và đến với sự trong sáng có nghĩa là thú nhận toàn bộ sự việc sai trái, chứ không chỉ thú nhận việc mà bạn đã làm rồi để bị bắt đâu.
Ba từ khó
Châm ngôn 28:13 công bố rằng: “Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót". Kinh thánh cũng chép: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (I Giăng 1:9). Đức Chúa Trời muốn: “sự chân thật nơi bề trong” (Thi thiên 51:6) hay như Eugene Peterson chỉ ra “từ trong lòng thốt ra sự chơn thật”. Thật là khó cho hầu hết chúng ta đạt tới chỗ thành thực hoàn toàn như thế nầy với Đức Chúa Trời và với tha nhân. Phần lớn chúng ta đối diện với một trận chiến liên tục cần phải sáng tỏ, rõ ràng trong mọi cách xử sự của chúng ta, đặc biệt khi chúng ta phạm tội. Bạn có thể làm cho sự việc ra rõ ràng theo như ba từ khó nhất phải thốt ra là: “Tôi phạm tội".
Chẳng một ai muốn nói như thế cả. Thay vì nói như thế, chúng ta làm bất cứ điều gì, kể cả nói dối, hầu cho không phải thốt ra câu nói ấy. Chúng ta sẽ cáo lỗi, chúng ta sẽ hợp lý hóa, chúng ta sẽ vặn cong sự thực, chúng ta sẽ đổ thừa cho người khác, và chúng ta sẽ nói: “Ấy chẳng phải là lỗi của tôi” hoặc “Cô ta bảo tôi làm như thế đấy" hay “Sao chứ? Người ta đang làm như thế mà".
Những lời cáo lỗi dường như không hề có kết thúc.
Chúng ta đặt ra một dấu ở đây chỉ ra phần khởi sự của sứ điệp nầy. Đúng là một dấu hiệu tốt của sức khỏe thuộc linh một khi bạn dễ dàng nói: “Tôi sai rồi”. Đó là một dấu hiệu tốt vì nó có ý nói bạn đang gánh lấy trách nhiệm cho mọi hành vi của chính mình. Dấu hiệu ấy có ý nói bạn đang sẵn sàng để đưa đời sống mình làm hòa lại với Đức Chúa Trời. Dấu hiệu ấy có ý nói bạn đã sẵn sàng để khởi sự tấn tới một lần nữa.
Họ nói rằng từng bài giảng nên có một phần ứng dụng, vì vậy hãy cho phép tôi cung ứng cho bạn phần ứng dụng của tôi ngay trước khi chúng ta bước vào phân đoạn Kinh thánh hôm nay. Đây là điều mà tôi muốn bạn phải làm. Hãy cầm lấy quyển Kinh thánh, cùng với cây viết và sổ ghi chép rồi tìm một nơi yên tỉnh. Khi ấy, hãy dâng lên lời cầu nguyện đơn sơ như thế nầy: “Lạy Chúa, xin tỏ ra cho con sự thực về bản thân con”. Câu nói đó là mọi sự bạn cần phải thốt ra đấy.
Tiếp đến, hãy chờ đợi Đức Chúa Trời phán với bạn.
Khi chúng ta cầu nguyện như thế, câu trả lời sẽ khởi sự đến từ thiên đàng. Từng chút một, Đức Thánh Linh sẽ tỏ ra cho chúng ta thấy nổi yếu đuối, lỗi lầm, sai trái, các thái độ xấu, lời lẽ dại dột, sự kiêu căng, sự ngạo mạn, nhu cần phải tiết độ, nhu cần nói cho người khác biết những điều phải làm, mong muốn có con đường riêng, sự giận dữ, nổi cay đắng, thiếu sự thương xót, và thiếu yêu thương của chúng ta. Tôi biết từ trải nghiệm riêng của mình rằng nếu bạn chờ đợi đủ lâu, Chúa sẽ luôn bày tỏ ra lẽ chơn thật cho bạn.
Thật là khó làm như vậy lắm. Đức Chúa Trời biết rõ có khi Ngài phải thúc đẩy sự việc. Đôi khi Đức Chúa Trời đưa chúng ta vào những chỗ mà ở đó chúng ta phải đối diện với những hậu quả của mọi sự lựa chọn dại dột của chính mình.
Ngài sẽ không đưa tội lỗi vào nề nếp.
Ngài không nói: “thiếu niên sẽ trở thành niên thiếu”.
Ngài rất nhiệt tình đối với sự thánh khiết.
Ngài yêu chúng ta nhiều đến nỗi không để cho chúng ta cứ tiếp tục mãi trong tội lỗi bao giờ.
Đây là một lẽ thật mà Giôna đã nhận ra trong một phương thức thật khó nhọc. Trong Giôna 2, vị tiên tri bất tuân đang thấy mình ở trong bụng của một con cá lớn. Chúng ta không biết con cá ấy thuộc chủng loại nào. Chúng ta biết Chúa đã chỉ định con cá phải bắt lấy rồi nuốt trọng Giôna. Đây là một phép lạ thiêng liêng khi con cá xuất hiện đúng lúc đúng nơi, với đúng khẩu vị nuốt trọng Giôna song không giết ông hay làm cho ông bị thương trong quá trình ấy.
Bạn có thể hình dung ở trong bụng con cá đó thì giống với điều gì không? Tối tăm lắm, bạn không thể cử động được nhiều, con cá đang bơi lội cách thường xuyên, nước muối đang tẩy rửa bạn, rong biển quấn quanh thân thể bạn, và nhiều thứ không thể nhận dạng được đang phủ lấy nghịch lại bạn. Có một thứ khác. Bên trong bụng của con cá thực sự hôi thối. Thêm phần nhớp nhúa, nhầy nhụa, và con cá đang ra sức tiêu hóa bạn.
Bài thơ của Giôna
Giôna 2:2 chép: “Giô-na từ trong bụng cá cầu nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình". Trong khi ông đang ở trong bụng cá, ông sáng tác một lời cầu nguyện thật tuyệt vời có hình thức của một bài thơ.
Trước tiên, ông kêu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ: “mà rằng: Tôi gặp hoạn nạn, kêu cầu Đức Giê-hô-va, thì Ngài đã trả lời cho tôi. Từ trong bụng âm phủ, tôi kêu la, thì Ngài đã nghe tiếng tôi” (câu 3). Không có một chút kiêu hãnh nào ở đây. Ông biết rằng nếu Đức Chúa Trời không cứu ông, ông sẽ không bao giờ ra khỏi bụng con cá lớn kia mà còn sống.
Thứ hai, ông xưng nhận rằng Đức Chúa Trời đã đặt ông vào đúng chỗ đó: “Ngài đã quăng tôi trong vực sâu, nơi đáy biển" (câu 4). Hãy lưu ý, Giôna không đổ thừa các thủy thủ đã quăng ông xuống biển sâu, ông cũng không đổ thừa cơn bão hay con cá lớn kia nữa. Giôna nhìn thấy rõ ràng rằng ở đàng sau chiếc thuyền, cơn bão, việc bóc thăm, biển thịnh nộ và con cá lớn, ở đàng sau mọi sự ấy là Chúa Tể của vũ trụ đang đứng đấy. Giôna sấp mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời rồi nói: “Con có mặt ở đây vì Ngài đã đặt để con". Đúng là một sự tiến bộ về mặt thuộc linh khi thôi không đổ thừa cho người khác vì mọi nan đề của bạn. Giôna biết ông phải trả lời cho chỉ một mình Đức Giêhôva mà thôi.
Thứ ba, ông cảm thấy như mình sẽ gục chết trong bụng con cá lớn: “Và dòng nước lớn bao bọc lấy tôi. Hết thảy những sóng lượn và những ba đào của Ngài đều trải qua trên tôi” (câu 4). Chẳng có một lối thoát nào cả trừ phi Đức Giêhôva đem ông ra. Tẻ tách khỏi Đức Chúa Trời, ông là bữa ăn trưa Chúa nhật cho con cá lớn và chẳng có gì phải làm về sự ấy nữa.
Thứ tư, ông nhớ đến Chúa là hy vọng duy nhứt của ông: “Khi linh hồn tôi mòn mỏi trong tôi, thì tôi nhớ đến Đức Giê-hô-va” (câu 8). Sau cùng, Giôna đang hành động giống như một tín đồ thật. Sau mọi chuyện đã diễn ra, sau mọi sự bất tuân, sau mọi sự hoang đàng, sau mọi sự sống lấy tôi làm trọng, Đức Chúa Trời có sự chú ý rõ ràng của Giôna.
Đức Chúa Trời sẽ làm bất cứ điều chi để đưa chúng ta đến chỗ mà chúng ta phải nhớ đến Ngài. Ngài sẽ dừng lại ở chỗ chẳng còn có gì nữa hết. Ở đấy bao gồm tai vạ, bịnh tật, mất mát, thất bại và nát lòng cứ tái diễn.
Bất cứ điều chi có cần để đưa chúng ta đến với hai đầu gối là tốt cho sự tấn tới thuộc linh của chúng ta. Giôna đang nói: “Lạy Chúa, con đã trốn chạy khỏi Ngài lâu rồi, và giờ đây sau cùng Ngài đã bắt lấy sự chú ý đầy đủ của con”.
Thứ năm, ông hứa hầu việc Chúa: “Nhưng tôi, tôi sẽ dùng tiếng cảm tạ mà dâng của lễ cho Ngài; Tôi sẽ trả sự tôi đã hứa nguyện" (câu 10). Bạn có thể thấy rõ quá trình thuộc linh ông đưa ra trong bài thơ nầy. Thứ nhứt, ông công nhận rằng Đức Chúa Trời đã đặt ông vào vị trí ấy. Thứ hai, ông chấp nhận kỷ luật của Đức Chúa Trời. Thứ ba, ông nghĩ ông sẽ chết. Thứ tư, sau cùng ông nhớ đến Chúa. Khi ấy và chỉ khi ấy ông mới thề hứa hầu việc Chúa.
Ông đến với phần kết long trọng ở câu 10: “Sự cứu đến từ Đức Giê-hô-va!" Đây là bài học khó nhọc nhất cho bất kỳ ai trong chúng ta phải tiếp thu. Sự cứu rỗi khởi sự với Đức Chúa Trời và sự ấy kết thúc với Đức Chúa Trời. Một số người trong chúng ta phấn đấu cả đời để học biết sự ấy. Phần lớn chúng ta đều học bài học ấy thật nhiều lần. Có người chưa hề tiếp thu được bài học ấy. Nhưng sẽ chẳng có ơn cứu rỗi, không có sự giải cứu, và chẳng thể khá hơn cho tới chừng chúng ta nhận biết rằng nếu Đức Chúa Trời không cứu chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ được cứu.
Đấy là lợi thế của việc ở trong bụng của một con cá lớn. Nó làm cho tâm trí trong sáng để bạn có thể suy nghĩ đến việc chi là quan trọng nhất. Có lẽ phần lớn chúng ta sẽ cải thiện về mặt thuộc linh nếu chúng ta ở một vài ngày trong bụng con cá lớn, hoặc ít nhất ở đâu đó mà không có TV, radio, hay mạng Internet. Trong sự tối tăm kinh khiếp bên trong bụng cá, Giôna đã nhìn nhận sự dại dột khi tranh chiến nghịch lại Đức Chúa Trời. Như người khôn ngoan đã nói, hai cánh tay của bạn quá ngắn không thể thi đấu với Đức Chúa Trời được. Ngài sẽ thắng trong từng trận đấu.
Những điều chúng ta nhận biết
Chúng ta hãy gói ghém sứ điệp với một vài lưu ý về chuyến hành trình xa xôi của Giôna.
1. Mặc dù ông là tiên tri, kể cũng đã lâu rồi cho tới lúc ông nói năng chơn thật với Đức Chúa Trời.
Thật là đáng kinh ngạc và đáng sợ đối với hạng người đi nhà thờ cứ trải qua cuộc sống mà không trò chuyện với Đức Chúa Trời. Tại sao bạn nghĩ Giôna đã cầu nguyện trong bụng con cá lớn chứ? Chỉ một việc thôi, chẳng có việc gì khác phải làm cả. Không có một sự tiêu khiển nào khác trong cuộc sống, Giôna đã hướng tới Đức Giêhôva. Có nhiều người đến nói với tôi: “Tại sao Đức Chúa Trời không phán cùng tôi chứ?” Tôi trả lời câu hỏi ấy: “Ngài phán cùng ông mọi lúc đấy, song ông đã không chậm rãi đủ để lắng nghe đấy thôi”. Tiếng ồn ào dộn dực của cuộc sống cùng áp lực thường xuyên làm cho mọi việc phải qua đi, lo làm thỏa mãn các mục tiêu, và phải lo liệu nhiều khoản nằm trên danh mục cần phải làm, mọi thứ kết hợp lại giữ chúng ta không nghe được tiếng êm dịu nhỏ nhẹ của Đức Giêhôva.
Nhưng Đức Chúa Trời biết phải phán cùng chúng ta như thế nào! Và Ngài biết rõ cách lôi kéo sự chú ý của chúng ta.
Rơi vào chỗ tuyệt vọng là một việc tốt lành nếu sự tuyệt vọng xây tấm lòng của bạn đến với Đức Chúa Trời. Tôi có thể hình dung một số việc còn tệ hại hơn là ở trong bụng con cá lớn trong ba ngày và ba đêm. Nhưng thà là ở trong bụng cá và trò chuyện với Đức Chúa Trời hơn là ở trên đất khô rồi khoe khoang về các chương trình lớn lao của bạn.
Bạn cầu nguyện trong bụng con cá vì nếu Đức Chúa Trời không làm việc gì đó, bạn sẽ chết tại nơi ấy.
Nhưng hãy chú ý điều nầy. Ấy chẳng phải bụng của con cá vốn dĩ nguy hiểm hơn sống trong dãy buồng sang trọng của một khách sạn cao cấp. Bạn có thể lâm vào rắc rối ở bất cứ đâu. Một trận động đất có thể xảy ra, một trận cuồng phong có thể tới đến, một chiếc xe hơi lạc tay lái, tai họa có thể ụp đến bất cứ giờ phút nào. Bạn có thể trổi lên âm điệu du dương phút nầy rồi đột quỵ vào phút kế đó. Việc ấy xảy ra mỗi ngày. Không một ai được miễn trừ đối với rắc rối, và chẳng có một chỗ nào trên đất mà ở đó bạn thực sự được an toàn khỏi đau tim, buồn rầu, bịnh tật, nguy hiểm và chết chóc.
2. Đức Chúa Trời phải ngăn chặn Giôna trên tuyến đường đi của ông hầu cho có được sự chú ý của ông.
Hãy chú ý tiến trình. Ở chương 1, Giôna hành động và làm cho mọi việc ra lộn xộn. Ở chương 2, Giôna cầu nguyện và mọi việc khởi sự diễn tiến khá hơn. Thường thì nan đề lớn lao nhất của chúng ta là trầm hẳn xuống đủ để lắng nghe tiếng của Đức Chúa Trời.
3. Đức Chúa Trời ưa thích giải cứu dân sự Ngài ra khỏi những tình huống bất khả thi.
Bị kẹt ở bên trong bụng con cá lớn trong ba ngày ba đêm là một tình huống bất khả thi. Thậm chí sau khi Giôna làm hòa lại với Đức Chúa Trời, ông hãy còn ở bên trong con cá. Ông không hề thoát ra theo sức riêng của ông cho được. Vì vậy Đức Chúa Trời mới thực thi một sự giải cứu đáng kinh ngạc. Hãy nhìn vào câu 11 của Giôna 2 xem:
“Đức Giê-hô-va bèn phán cùng con cá, và nó mửa Giô-na ra trên đất khô”.
Chính Đức Giêhôva là Đấng chỉ định con cá phải bắt lấy ông và giờ đây chính Ngài bảo con cá phải nhả ông ra. Đồng thời, tôi đã kiểm tra từ Hybálai được dịch “mửa” và nó có nghĩa là … mửa. Đấy là một cách dịch rất là hay.
Một số người trong quí vị đã nghe nói tới việc “nôn ọe”. Đấy là những gì đang xảy ra ở đây. Giôna đã được nhả ra trên một sự “ựa ra”. Phút nầy ông bị chèn trong bụng của con cá, phút kế đó ông bay trong khoảng không, rồi phút kế nữa ông đáp xuống bờ biển, người đầy những thứ bao phủ lấy.
Mọi sự nầy có ý muốn dạy cho ông và chúng ta nhớ rằng ơn cứu rỗi là thuộc về Chúa.
Đói kém luôn luôn xảy đến
Chúa Jêsus đã thuật một thí dụ (Luca 15:11-31) thích ứng với câu chuyện Giôna. Một thàng thanh niên đến với cha mình rồi nói: “Hãy chia gia tài cho con”. Người cha đã làm theo, và chàng thanh niên đó lấy tiền bạc, rời khỏi gia đình, đến một xứ xa ở đó anh ta tiêu xài tiền bạc mình có vào những thú vui hoang đàng. Một bản dịch gọi cuộc sống ấy là “cuộc sống phóng đảng”. Anh ta đã tiêu pha số tiền ấy với rượu chè, phụ nữ và ca hát. Mọi sự đều suông sẻ cho tới khi nạn đói xảy đến.
Đồng thời, bạn có thể đánh dấu nó. Nạn đói luôn luôn xảy đến chẳng sớm thì muộn. Bạn có thể vui đùa và tiêu pha tiền bạc rồi sống theo ý mình ưa thích. Bạn có thể không phải kềm chế chi hết. Nhưng nạn đói hiển nhiên đang xảy đến. Khi tiền bạc mất hết, bạn nhận ra rằng những người bạn gọi là bạn bè sẽ không đáp lại những cú điện thoại của bạn nữa. Họ vui sướng tiệc tùng với bạn khi bạn còn có tiền mặt trong túi và thẻ tài khoản để bao che mọi sự khác. Thế nhưng khi bạn chẳng còn đồng nào, bạn bè tiệc tùng của bạn thình lình biến mất.
Giờ đây, anh ta đang chăn bầy heo, hy vọng có chút chi ăn từ cái máng kia. Kinh thánh chép, khi người con trai hoang đàng tỉnh ngộ, anh ta nhũ thầm: “Ở nhà cha ta, hạng tôi tớ còn có nhiều thứ để ăn. Ta sẽ chổi dậy về với cha ta rồi nói: Con không xứng đáng được gọi là con của cha nữa. Xin xem con là một trong những kẻ làm thuê của cha đi”.
Anh ta bắt đầu chuyền hành trình thật dài, chầm chậm, khó khăn mà trở về nhà. Bị xấu hổ và lúng túng về mọi điều mà anh ta đã làm. Ngạc nhiên lắm với mọi điều mà cha anh ta sẽ làm.
Anh ta chẳng cần phải lo lắng. Chúa Jêsus phán, người cha nhìn thấy con trai mình ở một khoảng xa xa. Nói như thế có nghĩa là ông đã trông đợi, đã chờ, đã mong con trai mình mau trở về nhà. Bạn biết không, người dân trong làng đã nhạo cười ông. “Kia kìa, ông cụ. Con ông đã đi luôn rồi. Đừng phí chút thì giờ nào trông mong nó nữa. Hãy bỏ đi”.
Thế nhưng ông không thối lui. Người cha nói: “Ta sẽ không vào nhà. Ta đang đợi con trai ta về nhà”. Hết ngày nầy sang ngày khác, ông đã đợi, đã ngóng trông rồi hy vọng có một dấu hiệu cho thấy con ông sẽ trở về nhà.
Một ngày kia, ông đã nhìn thấy việc đó. Một đốm nhỏ trên đường chân trời. Người cha chạy ra đón con trai mình trong khi nó hãy còn ở xa xa. Ông không nói: “Cứ để nó về tới đi và rồi ta sẽ nói chuyện với nó”. Ông đã chạy ra đón nó. Ông không thể đợi để gặp lại con trai mình.
Con luôn luôn là Con
Sau khi người cha chạy ra ôm hôn, người con nói: “Thưa cha, con đã phạm tội với trời và với cha. Con không xứng đáng là con của cha nữa”. Đấy là lời lẽ mà anh ta đã thốt ra. Anh ta đã nói: “Hãy xem con như một tôi tớ của cha vậy”. Nhưng người cha chẳng hề nhận lấy mọi lời lẽ đó. Người cha không để cho anh ta thốt ra câu nói ấy.
Tại sao chứ? Vì đứa con luôn luôn là đứa con.
Một đứa con ở nhà, một đứa con đi xa, một đứa con trong chuồng lợn, và một đứa con trên đường về nhà.
Đấy là lý do tại sao người cha đã nói: “Hãy lấy giày ra đây. Hãy lấy quần áo tốt nhứt. Hãy lấy chiếc nhẫn vàng ra. Hãy giết bò mập béo. Con ta đã mất mà nay đã tìm được. Con ta đã đi xa mà nay đã về nhà. Chúng ta hãy dọn tiệc đi”.
Tôi đã có một số tin tức tốt lành đây. Những ngọn đèn đã bật lên trong ngôi nhà của Đức Chúa Cha, còn cánh cửa thì luôn rộng mở. Đức Chúa Cha đang đứng đợi những người con trai con gái hoang đàng của Ngài trở về nhà. Và Ngài không nói: “trước tiên các con hãy tự làm sạch mình đi”. Ngài chỉ phán: “Hãy vào nhà. Chúng ta không thể đợi để gặp lại con”.
Ngài không nói: “Hãy minh chứng con là xứng đáng xem” vì chẳng có ai là xứng đáng đối với tình yêu thương của Đức Chúa Cha cả. Ngài chỉ phán: “Nếu con thấm mệt vì sống ở một xứ xa, nếu con mệt mỏi vì bỏ đi, nếu con sẵn sàng trở về nhà, cửa luôn luôn mở rộng ra đón con đấy”.
Đâu là phần khó nhất của việc trở về nhà? Đó là bước thứ nhứt. Ồ, khó nhọc dường bao khi thực hiện bước thứ nhứt quay trở về nhà với Đức Chúa Trời. Những đứa con hoang đàng vốn sợ hãi thực hiện bước thứ nhứt vì họ rất sợ những gì đang chờ đợi họ ở cuối đường kia của chuyền hành trình.
Sẽ ra sao nếu chẳng có ai đón tiếp họ?
Sẽ ra sao nếu chẳng có ai vui vẻ gặp lại họ?
Sẽ ra sao nếu họ được tiếp đón với một tràng lời lẽ giận dữ?
Giôna và Chúa Jêsus
Họ không hiểu Chúa Jêsus đã lót đường về quê hương bằng chính huyết của Ngài. Sự chết của Ngài lớn lao và trọn vẹn đến nỗi chẳng có gì phải thêm vào giá trị những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta cách đây 2000 năm. Đấy là lý do tại sao khi chính mình Chúa Jêsus phán về vấn đề nầy, Ngài đã gọi chính sự phục sinh của Ngài là “dấu hiệu của tiên tri Giôna” (Mathiơ 12:39-40). Như Giôna còn ở trong bụng con cá lớn, thì Chúa Jêsus còn ở trong lòng đất. Như Giôna ra khỏi bụng cá, thì Chúa Jêsus đã rời khỏi lãnh vực của địa cầu rồi.
Câu chuyện Giôna chỉ cho chúng ta thấy Chúa Jêsus, và câu chuyện của Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết Đức Chúa Trời sẽ đi bao xa vì ích cho hạng tội nhân tội lỗi. Ngài đã sai Con của Ngài đến nơi thấp nhất của đất, đến với thập tự giá đổ huyết ra ở đồi Gôgôtha, biểu tượng của sự thương khó và xấu hổ. Và từ chỗ xấu hổ đó, Ngài thực hiện ơn cứu rỗi cho chúng ta.
Giờ đây, cánh cửa thiên đàng đã rộng mở rồi. Giờ đây, những Giôna của thế gian còn lưỡng lự có thể tìm được đường về quê hương với Đức Chúa Trời. Đôi khi chúng ta hát “Ân điển cứu rỗi, sâu rộng lạ lùng, chuộc tôi vốn đứa gian hung”. Tôi lấy làm lạ không biết nếu chúng ta có nên đổi chỉ một từ thôi [theo Anh ngữ] hầu có được cái chạm đầy đủ của câu chuyện nầy:



Ân điển cao vời, sâu rộng lạ lùng,
Chuộc tôi vốn đứa gian hung.
Trước tôi đui, nay sáng do Chiên Con,
Ngày xưa mất, hôm nay còn.




Ân điển của Đức Chúa Trời không những là lạ lùng. Ân ấy quá cao vời! Ân ấy tiếp đón hạng tội nhận tệ lậu nhứt vào trong đại sảnh của thiên đàng. Ân ấy mở ra con đường cho hạng người siêu tôn giáo được tha thứ mọi tội lỗi của họ. Và cho kẻ loạn nghịch nào hôm nay đang trôi nổi ở một xứ xa, cảm thấy cô độc và bị quên lãng, ân điển của Đức Chúa Trời với tới rồi nói: “Chúa Jêsus đã trả giá rồi. Khi ngươi sẵn sàng, ngươi có thể về quê hương với Đức Chúa Trời”.
Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài, chúng con không phải là trọn lành vì nếu chúng con trọn lành, ai giữa vòng chúng con sẽ xứng đáng? Chúng con cảm tạ Ngài, chúng con không phải cạo vét bụi bẩn mọi lỗi lầm dại dột của chúng con. Chúng con không thể làm như thế được cho dù chúng con thật cố gắng. Mọi sự chúng con phải làm là xây lại và về quê hương thôi.
Lạy Chúa Jêsus, Ngài là Thiết hữu của hạng tội nhân. Chúng con rất vui sướng vì Ngài là Thiết Hữu và chúng con là hạng tội nhân. Lạy Chúa, cảm tạ Ngài, vì câu chuyện nầy một khi Giôna có thể nhận được cơ hội thứ nhì, sẽ có hy vọng cho hết thảy chúng con.
Xin ban cho chúng con ân điển để tới đến và can đảm thực hiện bước thứ nhứt. Trong danh Chúa Jêsus, Amen.

Giôna 1:4-17: "Cách Đức Chúa Trời Theo Đuổi Những Đứa Con Hoang Đàng" - Phần II


Cách Đức Chúa Trời theo đuổi
những đứa con hoang đàng! -- Phần 2
Giôna 1:4-17
Ở Phần 1 của bài giảng nầy, chúng ta đã học biết rằng trong cách xử lý với những con cái hoang đàng, Đức Chúa Trời sai giông bão đến để bắt lấy sự chú ý của chúng ta, Ngài để cho nhiều người khác phải chịu khổ vì cớ tội lỗi của chúng ta, và Ngài sai ai đó đến thách thức chúng ta. Trong trường hợp nầy, vị thuyền trưởng đã đánh thức Giôna, ông đang nằm ngủ dưới lòng thuyền rồi bảo ông hãy khởi sự cầu nguyện. Đúng là một lời quở trách! Con người trong thế gian có thể không mong muốn những bài giảng của chúng ta, nhưng khi giông tố của cuộc đời xảy đến, nhất định họ mong muốn những lời cầu nguyện của chúng ta.
Cho phép tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Chúng tôi đến nhóm ở một nhà thờ Báptít ở Tupelo, bang Mississippi. Cách đây mấy năm, ca đoàn thanh niên của chúng tôi (được gọi là ca đoàn Zamar, ra từ chữ Hybálai có ý nói tới “ngợi khen”) bắt một chuyến hành trình truyền giáo vào mùa hè đến thành phố Nữu Ước. Khi tôi nghe nói về chương trình của họ, tôi liền có một ít lo lắng. Tất cả những thanh thiếu niên có bộ mặt Mississippi non nớt, tóc tai gọn gàng, vô tư kia đang nhắm tới phương Bắc để truyền giảng Tin lành.
Tôi lấy làm lạ không biết điều gì sẽ xảy ra.
Tôi yêu Nữu Ước. Thành phố to lớn, chốn hấp dẫn, song không phải vì sự ngột ngạt của tấm lòng. Tôi chẳng lấy làm lo về điều chi sẽ xảy ra, song cứ lấy làm lạ không biết dân chúng ở Nữu Ước sẽ phản ứng thế nào với những chàng trai trẻ của chúng tôi đến từ Tupelo, chúng đến thành phố với lòng hy vọng làm một việc gì đó thật tốt lành.
Chúng đã phụ giúp trong bếp nấu cháo, chúng hướng dẫn một VBS, chúng làm việc với một vài giới chức trong thành phố, và chúng có nhiều thì giờ lắm. Chúng làm việc với một nhà thờ ở khu Harlem Tây ban Nha và với một công trường truyền giáo có cơ sở ở Brooklyn.
Khi đến tại Manhattan, các cấp lãnh đạo đã đưa ra hai quyết định ra điều rất khôn khéo. Thứ nhứt, họ quyết định hát thật nhiều. Ai nấy đều yêu âm nhạc, và con cái của chúng tôi có thể thực sự ca hát. Quyết định ấy nhắm thẳng vào thành phố Nữu Ước. Họ đã ca hát trong các công viên và những khu vực công cộng khác nữa và đã phân phối miễn phí những đĩa nhạc Cơ đốc.
Thứ hai, họ quyết định cầu thay cho dân sự. Đây là những gì họ làm. Họ đã tìm những địa điểm khác nhau ở Manhattan, ở đó họ dựng lên những “trạm cầu nguyện”. Lớp thanh niên sẽ dựng lên một cái bàn lớn với tấm quảng cáo ghi là: (với những chữ in) “Trạm Cầu Nguyện".
Đấy là toàn bộ kế hoạch.
Nếu người ta đứng lại, chúng chỉ hỏi: “Chúng tôi sẽ cầu thay thế nào cho ông đây?"
Chỉ bấy nhiêu thôi. Một cái bàn ghi: “Trạm Cầu Nguyện” và một câu hỏi đơn giản: “Chúng tôi sẽ cầu thay thế nào cho ông đây?"
Dân chúng ở Nữu Ước sẽ phản ứng thế nào trước một việc đại khái như thế nầy? Mấy đứa trẻ sẽ bị thành phố cười nhạo không?
Khi sự việc diễn ra, dân chúng đứng xếp hàng chờ đợi tới phiên mình được cầu thay cho.
Điều đó không làm cho chúng ta ngạc nhiên vì hết thảy chúng ta đều cùng ở trong một chiếc thuyền. Dân chúng đang bị tổn thương, nhiều gia đình đang sống trong khủng hoảng, người ta đang phấn đấu để làm thỏa mãn mọi cứu cánh, có bịnh tật chứng nầy hay chứng khác trong từng gia đình, và ai nấy đều bị đau đớn và buồn rầu chạm đến. Như vậy, chẳng có gì khác biệt giữa thành phố lớn hay thành phố nhỏ.
Tôi nghe kể về một người kia, ông ta đã dừng lại ở đèn giao thông gần một trong những trạm cầu nguyện. Ông nghiêng người ra cửa xe rồi nói: “Tôi đang có một số rối rắm trong cuộc sống. Tôi cần các em cầu thay cho tôi. Tôi không thể dừng lại ngay bây giờ, nhưng làm ơn hãy cầu thay cho tôi”. Thế rồi đèn xanh bật lên. Khi ông ta cho xe chạy, các thanh thiếu niên hô vói theo: “Chúng tôi sẽ! Chúng tôi sẽ cầu thay cho ông!”
Bài học thật rõ ràng.
Thế gian đang chờ đợi chúng ta cầu nguyện.
Thế gian muốn chúng ta cầu nguyện.
Thế gian lấy làm lạ tại sao chúng ta không cầu nguyện.
Họ không hiểu đạo lý của chúng ta. Họ không lấy làm thích thú gì nơi các bài giảng của chúng ta. Thế gian muốn chúng ta cầu nguyện.
“Hãy tỉnh thức! Hãy tỉnh thức!”
"Bạn gọi mình là Cơ đốc nhân. Sao bạn không cầu nguyện chứ?”
"Đời tôi hỏng rồi. Tôi cần bạn cầu thay cho tôi”.
IV. Ông phô bày thái độ bất tuân của chúng ta.
Giôna giờ đây được tìm thấy qua sự bóc thăm (câu 7). Dường như việc nầy giống như một dịp may, nhưng như Châm ngôn 16:33 nhắc cho chúng ta nhớ: “Người ta bẻ thăm trong vạt áo; Song sự nhất định do nơi Đức Giê-hô-va mà đến". Việc bóc thăm có khi bao gồm việc sử dụng những quá bóng hay các hòn đá nhiều màu sắc, trộn lẫn chúng với nhau, và rồi nhìn xem coi quả bóng hay hòn đá nào rơi vào rỗ trước tiên. Theo ý nghĩa đó, việc bóc thăm giống như đổ súc sắc vậy. Dường như đây là một hành động cơ hội hơi bừa bãi, song Đức Chúa Trời đang có mặt ở đàng sau những hòn đá nhiều màu sắc kia. Ngài quyết định hòn đá nào rơi vào rỗ trước tiên. Chẳng có một sự “tình cờ” nào trong cuộc sống, không có một biến cố nào là “bừa bãi” hết, và chẳng có một việc gì là “cầu may” cả. Thậm chí những việc dường như vô nghĩa lại thích ứng trong chương trình của Ngài. Chúng ta phải đóng ngoặc kép Châm ngôn 16:33 theo cách nầy: “Cuộc sống giống như hột súc sắc quay tròn, nhưng Đức Chúa Trời quyết định cách thức những con số sẽ nhảy ra”.
Thế là bị “lòi ra” do việc bóc thăm, Giôna xưng nhận lại lịch thật của mình. Ông đã nói cho họ biết rồi, ông đang trốn chạy khỏi mặt Chúa, vì vậy giờ đây ông nói cho họ biết thực sự ông là ai:
“Ta là người Hê-bơ-rơ, và ta kính sợ Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời trên trời, Ngài đã làm nên biển và đất khô” (câu 9).
Cách thức Đức Chúa Trời làm việc há chẳng đáng kinh ngạc sao? Chúng ta có thể bỏ chạy và bỏ chạy và bỏ chạy, nhưng Ngài sẽ đem chúng ta trở lại và trở lại tại chỗ mà sau cùng chúng ta phải nói ra lẽ thật. Giôna đã sống như một người theo tà giáo, nhưng thực ra những người theo tà giáo còn sống cao hơn cấp độ sống của ông nữa là.
Có một cách khác để thổ lộ điều nầy. Bạn có thể là một kẻ theo tà giáo hay bạn có thể là một Cơ đốc nhân, nhưng bạn không thể là cả hai cùng một lúc được. Đây là phần ứng dụng thật đơn giản:
“Nếu bạn muốn là một Cơ đốc nhân, hãy là một Cơ đốc nhân!”
Nếu bạn muốn là một Cơ đốc nhân, hãy mặc lấy bộ đồng phục rồi dấn thân vào cuộc chơi. Và nếu bạn không muốn trở nên như thế, hãy trả lại bộ đồng phục rồi hãy hiệp cùng một đội nào khác đi. Thế gian trông mong bạn hành động như một Cơ đốc nhân. Chúng ta thực sự có thể củng cố câu nói ấy theo cách nầy. Thế gian muốn bạn hành động giống như bạn nói mình là ai vậy.
“Nếu bạn muốn là một Cơ đốc nhân, hãy là một Cơ đốc nhân!”
Hãy sống giống như một Cơ đốc nhân.
Hãy hành động giống như một Cơ đốc nhân.
Hãy nói năng giống như một Cơ đốc nhân.
Hãy cầu nguyện giống như một Cơ đốc nhân.
Nếu bạn muốn kêu cầu danh Chúa, hãy kêu cầu danh ấy. Hoặc giả, hãy đi hiệp cùng một đội nào khác đi. Tại sao làm lộn xộn đủ thứ khi tự gọi mình là Cơ đốc nhân mà không sống giống như một Cơ đốc nhân?
Thế gian đang trông đợi những tín đồ thật, những người không lấy làm xấu hổ khi đứng hiên ngang cho những gì họ dám tin. Dân sự của thế gian mong muốn những Cơ đốc nhân phải sống “thật”.
Giờ đây, hãy nhìn vào những việc xảy ra kế đó. Nhiều việc ngày càng tệ hại hơn cho Giôna.
V. Ngài buộc chúng ta đối mặt với những hậu quả của sự lựa chọn dại dột của chính chúng ta.
Giôna biết mọi sự đều do lỗi lầm của ông. Vì vậy, khi các thủy thủ hỏi họ phải làm gì để cho biển bình tịnh trở lại, ông đưa ra giải pháp duy nhứt có ý nghĩa:
“Hãy bắt lấy ta; hãy ném ta xuống biển, thì biển yên lặng cho các anh; vì ta biết rằng ấy là vì cớ ta mà các anh đã gặp phải trận bão lớn nầy” (câu 12).
Nhưng đấy chẳng phải là điều họ đã làm, ít nhất không phải là ngay liền khi đó.
“Những người ấy bắt tay chèo vào bờ; song không được, vì biển càng nổi lên nghịch cùng họ mãi” (câu 13).
Khi Giôna nói: “Hãy ném ta xuống biển”, những người theo tà giáo chẳng chịu làm theo việc ấy. Họ khởi sự chèo vào bờ. Ở điểm nầy, kẻ bất kỉnh còn có lòng thương xót hơn vị tiên tri của Đức Chúa Trời. Họ quan tâm đến ông nhiều hơn là ông quan tâm đến họ.
Đồng thời, phải cẩn thận về việc quyết định ai ở bên cạnh Đức Chúa Trời và ai không ở bên cạnh Ngài. Đừng mau chóng nhảy đại vào những kết luận về người khác. Có những sự việc không luôn luôn y như chúng xuất hiện ở mặt ngoài đâu. Hãy xem xét câu chuyện nầy trong một phút xem. Có một lời cầu nguyện và chỉ có một lời cầu nguyện được ghi lại ở Giôna 1. Và ấy chẳng phải Giôna là người thực hiện sự cầu nguyện. Mà chính những người theo tà giáo kìa.
Đừng cho rằng bạn có thể xét đoán tấm lòng của mọi người sống chung quanh bạn. Hãy để cho Đức Chúa Trời thực thi việc xét đoán. Có khi những người theo “tà giáo” còn hành động với nhiều sự thương xót hơn là những kẻ được gọi là “người tin Chúa” nữa.
Đây là cách những thủy thủ đã cầu nguyện:
“Hỡi Đức Giê-hô-va, chúng tôi nài xin Ngài, chúng tôi nài xin Ngài chớ làm cho chúng tôi chết vì cớ mạng sống của người nầy, và chớ khiến máu vô tội đổ lại trên chúng tôi! Hỡi Đức Giê-hô-va, vì chính Ngài là Đấng đã làm điều mình muốn” (câu 14).
Trong ngôn ngữ Hybálai, có một số từ khác nhau nói đến Đức Chúa Trời: El, Elohim, Yahweh, và còn nhiều nữa. Yahweh là danh giao ước của Đức Chúa Trời. Đây là danh xưng người Do thái sử dụng khi họ nói tới Đức Chúa Trời là Đấng đã đưa ra những lời hứa với Israel. Đây là danh thánh khiết nhất nói tới Đức Chúa Trời trong Cựu Ước. Đây là danh của Đức Chúa Trời khi Ngài gặp Môise trên Núi Sinai ở Xuất Êdíptô ký 3. Ba lần từ ngữ Hybálai “Yahweh” được sử dụng ở câu 14:
“Họ bèn kêu cầu Đức Giê-hô-va”.
“Hỡi Đức Giê-hô-va”
"Hỡi Đức Giê-hô-va, vì chính Ngài”
Họ đã kêu la với Đức Chúa Trời của Kinh thánh, với Chúa của Israel hay giữ giao ước. Có phải bạn đang nhìn thấy những gì đang xảy ra ở đây? Ở câu 5, mỗi người kêu la với “thần của mình”, nhưng qua câu 14, những thủy thủ đã khởi sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời của Israel, là Chúa của các chúa chơn thật duy nhứt. Đấy là một sự thay đổi thật là lạ lùng. Khi Giôna bắt đầu thức giấc rồi tỉnh táo về mặt thuộc linh, Đức Chúa Trời hành động trong tấm lòng của những kẻ theo tà giáo đến nỗi họ bắt đầu kêu la với Ngài trong nỗi thất vọng.
Thế là chúng ta đang nhìn thấy bàn tay cao cả của Đức Chúa Trời đang hành động trong từng chi tiết của tình huống nầy. Chúa thường sử dụng những thời điểm thất vọng khiến cho nhiều người phải tỉnh thức để họ phải kêu cầu với Ngài. Ở đây, Ngài đang làm điều đó cho Giôna và cũng cho những thủy thủ theo tà giáo thình lình không trông mong vào tà giáo nữa. Hãy kiểm tra lại thần đạo của họ ở cuối lời cầu nguyện của họ:
“Hỡi Đức Giê-hô-va, vì chính Ngài là Đấng đã làm điều mình muốn” (câu 14).
Mới đây thôi, những người nầy đang thờ lạy thần của họ. Giờ đây, họ công bố quyền tể trị của Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt.
Vì vậy, họ đã ném Giôna xuống biển và câu kế tiếp chép rằng “sự giận dữ của biển yên lặng” (câu 15). Chúng ta tiếp thu hai điểm quan trọng ở đây, một từ Giôna và một từ những thủy thủ. Từ phía Giôna, chúng ta tiếp thu được lẽ thật quan trọng nầy: Giông bão cứ tiếp tục cho tới chừng bạn thôi không trốn chạy khỏi Đức Chúa Trời nữa. Nói chung, chúng ta có chuyến ra khơi rất thú vị khi lần đầu tiên chúng ta đi theo đường riêng mình. Có nhiều thứ dường như phủ đầy hoa hồng, và cuộc sống là tốt lành vì sự bất tuân đem lại một phần thưởng nhất thời. Nhưng giông bão chẳng chóng thì chày sẽ xảy đến, và những trận bão ấy được Đức Chúa Trời gửi đến giống như một sự thương xót nghiêm ngặt để đem chúng ta trở lại với sự tỉnh ngộ rồi dẫn chúng ta đến chỗ phải ăn năn. Mặc dù chuyến hành trình vào trong tội lỗi có thể khởi sự với một sự tán tụng, nó luôn luôn kết thúc với một trận bão đầy thịnh nộ. Đức Chúa Trời vốn biết chắc về sự ấy.
Từ phía các thủy thủ, chúng ta nhìn thấy một việc đáng ngạc nhiên xảy ra:
“Vì vậy mà những người ấy rất kính sợ Đức Giê-hô-va. Họ dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va, và hứa nguyện cùng Ngài” (câu 16).
Từ ngữ ở đây mới thực sự là vấn đề. Từ ngữ Hybálai nói tới Đức Giêhôva là “Yahweh”, danh xưng nói tới Đức Chúa Trời của Israel. Trong khi Giôna đang hì hụp nhấp nhô dưới biển, một cơn phấn hưng nổ ra ở trên thuyền. Thình lình chiếc thuyền ấy đầy dẫy với những người thờ lạy sốt sắng Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt. Và chiếc thuyền ấy sẽ đi đâu chứ? Nó vẫn hướng tới Tarêsi.
Đức Chúa Trời cũng yêu thương Tarêsi nữa!
Giờ đây, Ngài đưa chuyến hành trình truyền giáo đi theo hướng đó.
Hãy quan sát xem cách thức câu chuyện nầy chuyển hướng. Các thủy thủ tà giáo giờ đây đang thờ lạy Đức Giêhôva trong khi vị tiên tri lưỡng lự của Israel đang hì hụp dưới biển.
Trong khi các thủy thủ ngợi khen Đức Chúa Trời, con tàu dong buồm ngang qua đường chân trời, bỏ Giôna lại lội bì bõm ở giữa biển.
Giôna rất mong được chết. Thực sự đấy là chỗ ở tốt lành cho ông. Lẽ ra ông trốn chạy khỏi mặt Đức Chúa Trời thì bây giờ phải gục chết dưới biển.
VI. Ngài tỏ ra ân điển của Ngài ở giữa sự phán xét.
Đây là chi tiết của câu chuyện mà chúng ta biết rõ nhất:
“Đức Giê-hô-va sắm sửa một con cá lớn đặng nuốt Giô-na; Giô-na ở trong bụng cá ba ngày ba đêm” (câu 17 trong bản Kinh thánh Anh ngữ, bản Việt ngữ là Giôna 2:1).
Hãy lưu ý rằng câu Kinh thánh không nói Chúa “dựng nên” con cá lớn. Câu ấy chép rằng Đức Chúa Trời đã “sắm sửa” một con cá lớn. Kinh thánh không nói đó là một con cá voi. Có thể là con cá voi, song chúng ta không dám chắc. Chúng ta tập trung vào lai lịch của con cá khi rõ ràng đấy chẳng phải là vấn đề.
Tôi hình dung Chúa đang phán với con cá lớn: “Ta có một việc cho người phải lo làm”. “Tuân lịnh, thưa Ngài”. Vì vậy, Ngài đã ban cho con cá tọa độ GPS rồi phán: “Hãy đến đó đặc biệt là thời điểm nầy đây”. “Tuân lịnh, thưa Ngài”. “Có một người rơi xuống trước mặt ngươi. Ta muốn ngươi nuốt trọng hắn, nhưng đừng nhai hắn. Và khi ấy ta sẽ ban cho người huấn thị khác sau đó”. “Tuân lịnh, thưa Ngài”.
Như với mọi sự khác trong câu chuyện nầy, con cá tuân theo Đức Chúa Trời tốt hơn là Giôna.
Ai sai bảo con cá lớn? Đáp: Chính Thân Vị sắp đặt chiếc thuyền, chính Thân Vị sắp đặt lá thăm bóc nhằm Giôna, và chính Thân Vị đã sai giông bão đến. Đức Chúa Trời đã làm hết mọi sự đó.
Tại sao Ngài sai phái con cá chứ? Thứ nhứt, để giải cứu Giôna khỏi biển cả. Nếu Ngài không phái con cá đến, Giôna sẽ gục chết ở trong biển. Thứ hai, để đem Ngài đến với sự ăn năn.
Khi tôi bắt đầu sứ điệp bằng cách trưng dẫn bài thơ có đề tựa là “Đứa Con Hoang Đàng”, cho phép tôi kết thúc bằng cách trưng dẫn bài thơ khác, bài thơ nầy được nhiều người biết đến. Đây là một vài dòng từ bài thơ “Cuộc Truy Lùng Của Thiên Đàng” do Francis Thompson viết:

Tôi trốn khỏi Ngài, qua nhiều ngày đêm;
Tôi trốn khỏi Ngài, trải qua nhiều năm tháng;
Tôi trốn khỏi Ngài,
qua những con đường lắm mê cung
Theo ý riêng của tôi; và ở giữa nhiều nước mắt
Tôi trốn khỏi Ngài, và dưới nhiều tiếng cười khan.
Tôi lao đi với tốc độ hy vọng sáng lạn
Và thật vội vã,
Tới những chỗ nứt mờ mờ của con tàu Titanic,
Cứ nối, nối theo sau các bàn chơn mạnh mẽ kia.
Nhưng với sự săn đuổi không vội vã gì hết,
Và với nhịp độ vững chắc,
Với tốc độ thận trọng, khẩn trương oai nghi,
Chúng nhịp – và một Giọng Nói rung lên
Cấp bách hơn cả bàn chơn –
“Mọi sự đang lừa dối ngươi, là kẻ phản bội Ta”.
Nếu người cứ trốn chạy, ta sẽ nhận được những tin tức tốt lành.
Không bao giờ là quá trễ để thôi không trốn chạy khỏi Đức Chúa Trời.
Đừng chờ đợi giông bão đến.
Đừng chờ đợi con cá lớn đến.

Đây là lời lẽ hy vọng cho những ai là thân hữu và người thân thương nào đang ở vào thời điểm trốn chạy, trốn chạy, trốn chạy khỏi Chúa mau như họ có thể. Khi tôi công bố trên trang Facebook của tôi rằng tôi sẽ rao giảng với đề tài “Cách Đức Chúa Trời theo đuổi những đứa con hoang đàng!” một người bạn đã viết gửi đến mấy lời nầy:
“Có ai biết chỗ mua một con bò mập béo không? Chúng tôi muốn sẵn sàng để tổ chức tiệc tùng cả một ngày luôn”.
Đấy chính xác là thái độ đúng đắn cần phải có. Và đồng thời, hãy tự yên ủi mình với tư tưởng nầy về những đứa con hoang đàng trong đời sống của bạn:
Đức Chúa Trời biết chúng đang ở đâu.
Đức Chúa Trời biết chúng đang làm gì!
Đức Chúa Trời biết cách thức để đến với chúng.
Đức Chúa Trời biết cách thức đem chúng trở về.
Giữa lúc bây giờ và khi ấy, đừng bao giờ thối lui.
Đừng bao giờ thối lui.
Hãy vững tin.
Hãy cứ giữ sự cầu nguyện.
Và tự mình lo liệu một con bò mập béo rồi thả nó ra ngoài đồng cỏ. Hãy vỗ béo con bò ấy trong khi bạn ngồi đợi cái ngày phước hạnh, khi Đức Chúa Trời sẽ chìa bàn tay mạnh sức của Ngài và đem những đứa con trai con gái đi hoang sau cùng trở về quê nhà.
Lạy Cha, như Ngài đã làm cho Giôna, giờ đây hãy làm những người thân yêu của chúng con. Thậm chí sau một sứ điệp như sứ điệp nầy, cảm thấy vô vọng là điều rất dễ dàng. Dường như họ xa xôi lắm đối với Ngài. Dường như họ có một thời điểm tốt lành lắm. Nhưng Ngài biết chỗ họ ở đâu. Ngài biết cách thức rờ đụng đến họ. Hãy làm bất cứ điều chi cần có để đem họ về quê nhà với Ngài.
Xin ban cho con ân điển để chờ đợi và đức tin để tin theo và lòng tin cậy ngày càng tăng để một ngày kia con bò mập béo đó sau cùng sẽ được đem ra sử dụng. Nguyện chúng con không hề thôi hy vọng, song cứ giữ lòng tin rằng y như Ngài đem Giôna trở lại, Ngài sẽ làm y như thế cho những đứa con hoang đàng mà chúng con yêu thương nhiều lắm.
Trong danh Chúa Jêsus, Amen.